Mã tài liệu: 115733
Số trang: 18
Định dạng: docx
Dung lượng file: 53 Kb
Chuyên mục: Triết học
Triết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu: “sự phồn vinh của nhân học”. Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học, triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề.
Trong lịch sử nhân loại, ít có một giai đoạn nào lại tập trung nhiều biến động to lớn, đa dạng và phức tạp và có ảnh hưởng sâu sắc như giai đoạn hiện nay. Ngay cả giới tự nhiên dường như cũng đối xử với con người khắc nghiệt hơn vài ba thập kỉ trước. Cùng với tất cả những điều đó là các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt được trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nhất là trong khoa học và công nghệ.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, do vậy muốn không bị tụt hậu xa hơn, muốn ổn định nền kinh tế để đưa đất nước phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải hết sức cố gắng. Đảng ta đ• xác định “chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Nhưng dựa vào đâu để đất nước ta bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách chắc chắn, vững vàng, liệu có phải con người đang giữ một vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp này hay không.
Trước hết có thể nói rằng, xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tài nguyên: thiên nhiên và con người. Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con người chính là trí tuệ. Theo quan điểm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có giới hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Song sự hiểu biết của con người đã, đang và sẽ không bao giờ dừng lại, nghĩa là nguồn tài nguyên trí tuệ là nền tảng để con người nhận thức sự vô cùng của thế giới vật chất.
Khi lực lượng sản xuất phát triển, được đánh dấu bằng những phát minh khoa học, những công nghệ hiện đại thì trí tuệ của con người vẫn có vai trò quan trọng và quyết định, do đó con người luôn luôn và mãi mãi là chủ thể duy nhất của mọi hoạt động trong xã hội. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự nghiệp đó đến thành công ở một nước vẫn còn tình trạng lạc hậu như nước ta hiện nay, chúng ta không thể không phát triển con người Việt Nam, nâng cao đội ngũ cán bộ lên một tầm chất lượng mới để đáp ứng quá trình phát triển của nhân loại. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này, tôi xin chọn đề tài: “ Lý luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” làm tiểu luận triết học của mình. Tuy đã cố gắng hết sức mình trong quá trình làm, nhưng do hạn chế về trình độ và kiến thức nên trong bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để tôi có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề này.
Tiểu luận gồm có:
Phần 1: Bản chất con người.
Phần 2: Thực trạng đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Phần 3: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1016
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 154
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 143
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 17