Mã tài liệu: 127297
Số trang: 192
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Việt Nam là một quốc gia hiện có gần 80% dân số là nông dân vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp truyền thống, mang tính chất tự cấp, tự túc. Từ hiện trạng ấy tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, do đó, cũng có nghĩa là bỏ qua dân chủ tư sản, hiển nhiên đặt ra cho chúng ta nhiều khó khăn. Đối với những nước đã qua dân chủ tư sản, việc sống và làm việc theo pháp luật, đã trở thành tập quán, thói quen của người dân. Trái lại, ở nước ta, do chưa trải qua dân chủ tư sản, từ điểm xuất phát thấp về kinh tế xã hội, nhất là ở nông thôn, người nông dân với truyền thống "phép vua thua lệ làng" và những quan hệ dòng họ, xóm ngõ, nên chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
Tiến trình cách mạng XHCN, xây dựng CNXH, thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là quá trình đưa nông dân lên CNXH. Bởi vậy, cùng với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân "chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm" [84, tr. 493] để xây dựng và nâng cao ý thức và năng lực thực hành pháp luật cho họ. Đây là một tất yếu khách quan và cũng là một yêu cầu cấp bách.
Lệ làng vốn được xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã truyền thống. Bên cạnh giá trị tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã, nhìn chung, lệ làng còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành YTPL ở người nông dân. Đó là những cản trở đáng kể cho việc thiết định trong thực tế nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, một chuẩn mực của xã hội dân chủ văn minh, hiện đại. Do vậy, xây dựng YTPL cho nông dân, một mặt phải đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, mặt khác, cần phải phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng truyền thống. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc" [24, tr. 111], cũng là để đưa nông dân lên CNXH, từng bước hình thành YTPL cho họ, nhằm xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1:lệ làng. mối quan hệ giữa lệ làng và luật nước trong xã hội Việt Nam truyền thống
Chương 2:lệ làng thời kỳ đổi mới và ảnh hưởng của nó đối với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lệ làng trong quá trình hình thành, hoàn thiện ý thức pháp luật cho nông dân thời kỳ đổi mới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 194
👁 Lượt xem: 998
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 186
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 166
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 907
⬇ Lượt tải: 16