Mã tài liệu: 127364
Số trang: 250
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề lý luận hết sức cơ bản trong nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của các đảng cộng sản cũng như của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Xét về bản chất, phong trào cộng sản quốc tế là một phong trào chính trị của những người theo con đường của chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập - một lực lượng cách mạng mang tính quốc tế, phấn đấu không chỉ vì sự nghiệp giải phóng bản thân giai cấp công nhân, mà còn tiến tới giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh. Do đó, vấn đề đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng, phối hợp hành động chung trong phong trào cộng sản quốc tế là một tất yếu khách quan, một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo nên sức sống, động lực phát triển và bảo đảm sự thắng lợi của phong trào cũng như của cả tiến trình vận động cách mạng thế giới.
Nhận rõ được vị trí, tầm quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của vấn đề nêu trên, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nêu khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Sau này, trong điều kiện lịch sử mới, khẩu hiệu hành động này được Quốc tế Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của V.I Lênin, đã khẳng định và phát triển thành: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Trên thực tế, ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, mỗi thắng lợi giành được trong cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN ở từng nước cũng như của phong trào cộng sản quốc tế, đều có cội nguồn hoặc sâu xa, hoặc trực tiếp từ việc kết hợp thành công sức mạnh liên hiệp do tập hợp lực lượng và đoàn kết quốc tế của GCCN.
Để tăng cường sức mạnh của PTCS và công nhân quốc tế, ngay từ khi tham gia hoạt động trong phong trào, Mác và Ăngghen đã tích cực xây dựng những tổ chức quốc tế của GCCN như: Đồng minh những người cộng sản (1847-1852), Quốc tế I (1864-1876) và Quốc tế II (1889-1914). Những tổ chức này, đã có những cống hiến to lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, đấu tranh chống những khuynh hướng lệch lạc, cơ hội chủ nghĩa và phản động nảy sinh trong phong trào, bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng, phối hợp hành động giữa các chính đảng của GCCN quốc tế suốt nửa sau thế kỷ XIX và thập niên đầu thế kỷ XX.
Kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen, Lênin luôn kiên định cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các trào lưu cơ hội và xét lại trong Quốc tế II vì sự đoàn kết, thống nhất của phong trào công nhân. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin sáng lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3 năm 1919. Sự ra đời của Quốc tế III đánh dấu giai đoạn mới về chất trong quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế. Quốc tế III đã có sự tham gia tích cực của cả các ĐCS-CN ở các nước thuộc địa, nên thực sự trở thành trung tâm chỉ đạo của cách mạng thế giới, đóng góp to lớn vào việc tăng cường khối đoàn kết, thống nhất giữa các ĐCS - CN quốc tế, nhất là giữa các ĐCS-CN ở chính quốc và thuộc địa, đưa PTCSQT trở thành lực lượng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Kết cấu đề tài:
Chương 1
Khái lược quá trình tập hợp lực lượng
Chương 2
Phương thức tập hợp lực lượng và phối hợp
Chương 3
Những vấn đề đặt ra và Triển vọng tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 884
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 111
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3334
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 3747
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 920
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 250
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16