Mã tài liệu: 116543
Số trang: 39
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,122 Kb
Chuyên mục: Triết học
GS Trần Đình Sử viết trong bài "Văn học so sánh trong bối cảnh giao lưu toàn cầu hoá hiện nay" đã khẳng định:" Văn học so sánh là ngành nghiên cứu ra đời nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa các quốc gia hay liên quốc gia bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từ trước đến nay". Đồng thời, văn học so sánh cũng là lĩnh vực cho thấy mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới, đặc biệt cho thấy vị thế, thân phận và tính tự chủ của văn học Việt Nam trong thế giới. Nó làm thay đổi quan niệm về một nền văn học biệt lập. Rõ ràng giữa các nền văn học của các tác giả của các quốc gia khác nhau có sự ảnh hưởng tác động trên một mức độ nào đó, đòi hỏi chúng ta cần khám phá tìm hiểu.
Trong sáng tác văn học của mình, nhiều tác giả đã sử dụng những hình ảnh, biểu tượng giống nhau để truyền tải nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng và thông điệp trong tác phẩm của mình. Sự tương đồng ngẫu nhiên đó không chỉ dừng lại ở những tác giả cùng một dân tộc mà còn lan rộng tới nhiều tác giả trên toàn thế giới. Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một nhà văn “tinh anh và tài năng” nhất cho phong trào đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 (Nguyên Ngọc). Ông luôn luôn cố gắng tạo ra sự cách tân trong văn học, đưa văn học phát triển theo một hướng mới – đi sâu vào con người . Ông quan niệm “Văn học và con người là hai vòng tròn đồng tâm và con người là trung tâm của vòng tròn đó”. Do vậy mà dòng ý thức, độc thoại nội tâm của con người được tác giả đi từng ngõ ngách của tâm hồn từ tiềm thức đến vô thức (giấc mơ). Ông là một vì sao quý hiếm trên nền văn đàn Việt Nam. Còn Hê- ming – uê (1899 – 1961) – bậc văn hào của văn học của Mỹ với lý thuyết “tảng băng trôi”, ba phần nổi bẩy phần chìm. Từ những trang viết của ông, người ta càng hiểu hơn tài năng của một nhân cách lớn. Nhân vật của ông là nhân vật tự thể hiện, tự bộc lộ mình, chiến đấu dũng cảm cho tư tưởng tiến bộ của Hê-ming-uê. Thật bất ngờ và ngẫu nhiên, người viết nhận thấy cả hai tác giả trong những sáng tác của mình “Phiên chợ Giát” và “Ông già và biển cả ” đều chọn lấy biểu tượng giấc mơ cho nhân vật chính của mình : Lão già Khúng và ông lão đánh cá Xan-chi-a-go. Giấc mơ ấy như thế nào? Có ý nghĩa gì?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1142
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 912
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 17