Mã tài liệu: 128177
Số trang: 12
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Khái niệm tôn giáo học
Tôn giáo học là khoa học nghiên cứu về tôn giáo. Đây là một ngành khoa học mới so với nhiều ngành khoa học khác. Nó được hình thành từ thế kỷ XVII – XIX ở các nước phương Tây do các nhà triết học, thần học, xã hội học, tâm lý học... đề xướng.
Tôn giáo học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu về tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu kiến trúc thượng tầng, một hiện tượng của lịch sử xã hội nhằm chỉ ra nguồn gốc, bản chất, kết cấu, chức năng của tôn giáo cũng như các hình thức vận động của nó.
Trong tài liệu này, tôn giáo được nghiên cứu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì thế khi nói đến tôn giáo học nghĩa là nói đến tôn giáo học Mác – Lênin.
Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó phản ánh hoang đường, hư ảo thế giới hiện thực vào trong đầu óc con người và tạo cho họ niềm tin vào cái siêu nhiên.
Việc xác định đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học là hết sức phức tạp với những quan điểm khác nhau do có quá nhiều quan điểm khác nhau về tôn giáo.
Tôn giáo học Mác – Lênin xem xét tôn giáo với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh trong mối tương quan với các hệ thống khác của cấu trúc xã hội. Nghĩa là xem xét tất cả các mặt, các khía cạnh, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của một tôn giáo nói chung và những tôn giáo cụ thể với tất cả nội dung và hình thức của nó diễn ra trong lịch sử. Tất cả những điều đó tái tạo tính chỉnh thể, đa dạng của mọi tôn giáo y như bản thân nó vốn có.
Phương pháp nghiên cứu tôn giáo của tôn giáo học
Tôn giáo là hiện tượng xã hội rất phức tạp. Tính phức tạp đó biểu hiện ở tính đa dạng, đa diện, đa chức năng. Có lẽ vì tính phức tạp ấy mà đã có người đồng nhất tôn giáo với chính trị, với đạo đức, với triết học, với văn hóa..., điều này khiến ta không thể dùng một loại phương pháp riêng biệt nào để nghiên cứu về tôn giáo được. Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học, cần thiết phải nghiên cứu tôn giáo bằng một hệ thống những phương pháp. Trong hệ thống này bao gồm ba loại phương pháp, đó là phương pháp của triết học, phương pháp của bản thân tôn giáo học và phương pháp của một số ngành khoa học cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể trong hệ thống ấy.
- Phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 160
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 2750
⬇ Lượt tải: 19