Mã tài liệu: 128110
Số trang: 136
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tâm lý học
Trong cuộc sống của con người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì vấn đề về con người và mối quan hệ giữa họ cũng trở thành một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quyết định đầu tiên và trọng yếu đối với hiệu quả hoạt động và hình thành nhân cách. Điều này đã được C.Mác khẳng định: Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng vốn có, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Con người luôn luôn sống trong mối quan hệ xã hội loài người, cách ứng xử của con người tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân mỗi người là một thành viên của các nhóm xã hội: gia đình, nhà trường, nhóm bạn, cơ quan, dân tộc, giai cấp... Như chúng ta đã biết, gia đình là một tế bào của xã hội. Cuộc sống gia đình tốt hay xấu, thăng hay trầm phần nào cũng phản ánh được thực tại của xã hội đó. Cuộc sống hàng ngày càng văn minh thì đòi hỏi gia đình ngày càng phải hoàn thiện. Bởi gia đình là một xã hội thu nhỏ của một xã hội lớn và cùng hoà mình vào nhịp phát triển của xã hội lớn, nhất là trong tình hình của đất nước ta hiện nay đã gia nhập WTO có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều thách thức ảnh hưởng đến toàn xã hội và từng gia đình.
Ngày nay người ta không chỉ quan tâm nhiều đến việc phát triển đời sống vật chất, mà mọi người càng quan tâm đến đời sống tinh thần của từng gia đình. Trong đó mối quan hệ giữa nàng dâu mẹ chồng cũng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó góp phần xây dựng hạnh phúc trong gia đình, sự bình ổn của từng gia đình là nền tảng cho sự bình ổn xã hội. Trong các mối quan hệ gia đình thì ứng xử khéo léo giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng đóng vai trò đáng kể. Ứng xử là biểu hiện của giao tiếp, cách ứng xử như thế nào trong các mối quan hệ người - người sẽ góp phần
Gia đình Việt Nam ngày nay đang chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh nhân loại, nền kinh tế thị trường, vì thế sự quá độ của gia đình Việt Nam chuyển từ truyền thống đến hiện đại là một quá trình phức tạp. Mặt khác khi có một thành viên mới xuất hiện, nếp sống gia đình, quan hệ gia đình ít nhiều bị thay đổi, thậm chí bị đảo lộn. Gia đình nào, thành viên nào không thích ứng được với sự thay đổi ấy sẽ gặp nhiều chuyện “chẳng lành” - có sự chưa hiểu biết lẫn nhau, từ đó có cách ứng xử chưa phù hợp giữa mẹ chồng nàng dâu. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến mái ấm gia đình. Đây cũng là vấn đề nổi cộm hiện nay.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 948
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 895
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1397
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1000
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem