Mã tài liệu: 82163
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quan hệ quốc tế
Ngày 1/1/1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã chính thức ra đời thay thế cho Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) – hoạt động từ năm 1948 và ngày nay không còn phù hợp với sự phát triển của thương mại hiện đại. Các quy định của WTO không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại hàng hoá như các quy định của GATT, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực thương mại dịch vụ và thương mại có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Số lượng lĩnh vực điều chỉnh lớn hơn, các quy tắc thương mại bên trong WTO chặt chẽ hơn, công bằng và hợp lý hơn chính là những lý do khiến cho Tổ chức thương mại thế giới, một trong những Tổ chức quốc tế trẻ nhất hiện nay, không ngừng lớn mạnh và phát triển. Nếu như ngày mới thành lập GATT chỉ có vẻn vẹn 23 nước ký kết thì ngày nay, WTO đã có tới 137 thành viên, trong đó có hầu hết các quốc gia lớn đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. WTO thực hiện tới hơn 90% lượng trao đổi thương mại trên toàn thế giới, và có thể nói ngày nay WTO có một vai trò thực sự không thể thiếu trong nền thương mại quốc tế, có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.
Với quy mô ngày càng lớn và vai trò quan trọng như vậy, WTO ngày càng thu hút sự quan tâm của những nước chưa gia nhập. Gia nhập WTO mang lại cho các quốc gia những lợi ích to lớn, nhưng đồng thời họ cũng phải trải qua những thủ tục hết sức khó khăn, phức tạp, các tiêu chuẩn gia nhập cũng trở nên khắt khe, chặt chẽ hơn so với GATT. Để đáp ứng các tiêu chuẩn này, các nước phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí phải tiến hành những cải cách nhất định trong nước, đặc biệt là về hệ thống pháp luật.
Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc hoà nhập với thế giới, Việt Nam đã chủ trương tăng cường hợp tác, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) cũng như Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM). Sau ASEAN, APEC, ASEM, mục tiêu kế tiếp của Việt Nam là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tuy nhiên, để có thể gia nhập WTO, và có thể tận dụng được nhiều điều kiện thuân lợi nhất khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ các nguyên tắc, thủ tục gia nhập WTO cũng như những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình gia nhập của mình để từ đó đưa ra những đối sách thích hợp.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài Luận văn được chia thành 3 chương với trật tự như sau:
Chương I: Khái quát về Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Chương II: Những khía cạnh pháp lý của vấn đề gia nhập WTO.
Chương III: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 769
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1099
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1519
⬇ Lượt tải: 26
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17