Mã tài liệu: 88933
Số trang: 15
Định dạng: docx
Dung lượng file: 50 Kb
Chuyên mục: Quan hệ quốc tế
Ngày nay trong mối quan hệ phát triển kinh tế, chính trị giữa các quốc gia đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến các quan hệ lịch sử văn hoá để từ đó tìm thấy những nhân tố tích cực, có cơ sở bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Các nhà khảo cổ học, các nhà nghiên cứu văn hoá đ• có nhiều đóng góp trong việc mở rộng tầm nhìn về các mối quan hệ lịch sử văn hoá giữa các chủng tộc, cư dân ở các quốc gia trong mối quan hệ giao hữu khu vực rộng lớn trong tiến trình lịch sử của nhân loại.
Như ta biết, Giáo sư Tiến sĩ P.I. Borixcopxki đ• đề cập đến nền văn hoá Di sinh (Yayoi), ông nói tới các nhà khảo cổ học có lý do xác đáng khi so sánh mối quan hệ văn hoá Yayoi với dấu tích văn hoá ở miền Bắc Lào và Việt Nam hay miền nam Trung Quốc đ• đưa ra nhận định: “Các yếu tố riêng biệt của nền văn hoá hậu kỳ thời đồ đá mới ở Nhật Bản cũng thể hiện những điểm giống nhau với các l•nh thổ khác, nhất là miền Nam Trung Quốc và Đông Dương....Từ sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở miền Trung nước Nhật thể hiện những mối liên hệ với nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn ở Việt Nam"1.
Trong cuốn Japanese Culture của H. Paul Varley ông có đề cập đến vấn đề lúa nước đ• vào Nhật Bản vào thời kỳ Yayoi từ con đường Trung Quốc hay qua Triều Tiên vào khoảng 8000- 300 năm trước Công nguyên thời đại văn hoá Jomon (văn hoá gốm Thằng văn)2.
Trong tập sách nghiên cứu về “Việt Nam và Nhật Bản" của giáo sư Vĩnh Sính, Đại học Alberta (Canada), ông đ• đưa ra một hệ luận nghi vấn khoa học chúng ta nên chú ý.
“Nếu quan niệm rằng chính hình thức định trú được dựa trên nông nghiệp đ• tạo điều kiện để văn hoá ngày càng phát triển thì quả việc bắt đầu nền nông nghiệp dưới dạng thức của văn hoá Yayoi là một sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản. Khó xác định được ai là người đầu tiên đ• đem lúa vào nước Nhật. Phải chăng là người Việt? (ông muốn nói tới người Bách Việt vùng Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông... N.V.H) hay họ là những người đi từ miền Nam bán đảo Triều Tiên? Hay họ là tập hợp của cả hai nhóm người này?"3
Vĩnh Sính có dẫn từ cuốn “Suy nghĩ từ Việt Nam" và bài viết về “Việt và Nhật" của Shiba Ryôtarô có những giả thuyết chứng minh về vùng lúa nước mênh mông mà Trường Giang (Trung Quốc) là đỉnh cực Bắc và văn minh lúa nước ở Nhật được truyền vào từ vùng cư dân Bách Việt (Phúc Kiến, Quảng Đông cho đến Bắc Việt Nam trên bán đảo Đông Dương).
Giáo sư, Tiến sĩ Dân tộc Tabata Hisao của trường Đại học Showa và Giáo sư Kamaru Yoshiko của Đại học Reitaku là hai giáo sư Nhật Bản từng có hàng chục năm nghiên cứu thực địa ở các vùng dân tộc ở vùng Quý Châu, Vân Nam (Trung Quốc) và vùng Tây Bắc Việt Nam, là những giáo sư Nhật nghiên cứu và hiểu biết khá sâu về văn hoá và dân tục học cư dân miền núi, thung lũng, đ• xuất bản nhiều tập sách khảo sát nghiên cứu giá trị về các dân tộc Nam Trung Quốc. Hai giáo sư cho chúng tôi biết nền văn hoá lúa nước của Nhật Bản rất giống nền văn hoá lúa nước vùng sơn địa ở Nam Trung Quốc và Tây Bắc Việt Nam, phải chăng người Nhật Bản học cách trồng lúa của cư dân miền này truyền vào?4 Nền văn hoá Nhật Bản từ nền văn hoá ăn củ chuyển sang nền văn hoá lúa nước, ăn cơm. Hai con cáo được thờ trước đền Shinto gắn với truyền thuyết vì có công đem giống lúa nước từ lục địa vào Nhật Bản. Nội dung truyền thuyết là một câu chuyện có giá trị nghiên cứu lịch sử về nguồn gốc lúa nước của Nhật Bản.
Kết cấu đề tài:
I. Nhận thức về mối quan hệ Nhật Việt
II. Tính chủ động của Nhật Bản trong quan hệ Việt- Nhật
III. Nhật Bản - Việt Nam trong thời kỳ cận đại - lực hấp dẫn của Nhật Bản duy tân tự cường đối với Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 866
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1099
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2396
⬇ Lượt tải: 45
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 21