Mã tài liệu: 643446
Số trang: 17
Định dạng: docx
Dung lượng file: 42 Kb
Chuyên mục: Quan hệ quốc tế
Có thể khẳng định một điều, từ trước tới nay Ấn Độ luôn là một nước lớn của khu vực Châu Á. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới, Ấn Độ đang dần vươn ra ngoài vai trò cường quốc khu vực và bắt đầu mang dáng dấp của một cường quốc thế giới. Ấn Độ với vị trí địa chiến lược quan trọng, cửa ngõ dẫn vào khu vực Trung Đông Bắc Phi-giếng dầu của thế giới, nơi có 2/3 số tàu chở dầu và một nửa số tàu buôn chuyên chở hàng bằng công-te-nơ của thế giới đi qua; giữ vai trò nước lớn ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương; được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, dân số 1,237 tỉ người (2012) đứng thứ 2 thế giới và được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới[1]…Ấn Độ có tiềm lực và có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu và trên thực tế đang đóng vai trò là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Barack Obama có những phát biểu tuy mang tính ngoại giao nhưng không phải là không có cơ sở rằng: “Ấn Độ không phải là một cường quốc đang lên. Quốc gia này là cường quốc lâu rồi”. I. Lí do lựa chọn đề tài. Trong bàn cờ chính trị quốc tế phức tạp và đan xen nhiều yếu tố như hiện nay, chính sách đối ngoại của Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn tới an ninh và phát triển không chỉ của khu vực mà còn cả của thế giới. Ấn Độ đang trở thành một yếu tố không thể bỏ qua đối với Mỹ-cường quốc số 1 thế giới hiện nay. Quan hệ Mỹ- Ấn, theo như lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình của thế kỷ 21. Chính sách đối ngoại của Mỹ với Ấn Độ và chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ sẽ là những nước cờ quan trọng trong ván cờ chính trị quốc tế hiện nay. Mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về chính sách của Ấn Độ với Mỹ, người viết lựa chọn đề tài tiểu luận: “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay “. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu mà bài viết hướng đến xoay quanh cơ sở hoạch định, quá trình triển khai triển khai và kết quả của chính sách đối ngoại Ấn Độ. Bố cục bài tiểu luận theo trình tự bình thường của một bài phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia với một quốc gia khác bao gồm: cơ sở hình thành chính sách, nội dung chính sách, quá trình triển khai chính sách, kết quả của chính sách, đánh giá triển vọng mối quan hệ. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, người viết mong muốn đem đến cho người đọc nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại mà Ấn Độ đang áp dụng trong quan hệ với Mỹ từ năm 2009 tới nay. Sở dĩ lựa chọn giai đoạn này là bởi 2009 là thời điểm ông Manmohan Singh- một kiến trúc sư của nền kinh tế tự do hóa Ấn Độ, lên nắm giữ vai trò Thủ tướng Ấn Độ, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của nước này trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quân sự…đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại. Trong nhiệm kì của ông Manmohan Singh, hàng loạt hoạt động đối ngoại đã được triển khai mở rộng theo nhiều hướng, đặc biệt là nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ Mỹ- Ấn. Đây cũng là thời điểm Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố và thực hiện cam kết chuyển trọng tâm chính sách từ Trung Đông sang Châu Á Thái Bình Dương, hứa hẹn quan hệ 2 nước có nhiều biến chuyển. Vậy chính phủ Ấn Độ của ông Manmohan Singh đã lựa chọn chính sách đối ngoại nào với Mỹ, nội dung bài tiểu luận sẽ cùng người đọc làm rõ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1110
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 1038
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1382
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 10