Mã tài liệu: 246987
Số trang: 96
Định dạng: doc
Dung lượng file: 256 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
XK lao động của VN. Thực trạng và Giải pháp
lời mở đầu
Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và đầu tư bùng nổ vào những thập kỉ gần đây, xuất khẩu lao động đã dần trở thành một phần không thể tách khỏi của hệ thống kinh tế thế giới. Nó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của các quốc gia, đã và đang đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.
Đối với nước ta, sự phát triển dân số và lao động (với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm khoảng 60%) đã gây ra những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp và gay gắt không chỉ hiện nay mà còn trong nhiều năm tới. Để có thể tạo được sự cân bằng giữa khả năng về cơ sở vật chất có hạn và mức tăng dân số, nguồn lao động ở mức chênh lệch khá cao như hiện nay thì sẽ phải tạo ra thêm hàng triệu công ăn việc làm nữa cho người lao động. Trước tình hình đó, xuất khẩu lao động đóng vai trò rất quan trọng, vì nó có thể góp phần giải quyết được hai mục tiêu quan trọng của đất nước. Thứ nhất là: Mục tiêu kinh tế - xuất khẩu lao động góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ. Thứ hai là: Mục tiêu xã hội - nó góp phần giải quyết được việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong nước, tạo sự ổn định cho xã hội.
Việc nước ta tham gia vào thị trường lao động quốc tế, mặc dù đã đem lại những kết quả bước đầu, song hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động còn thấp do rất nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Những năm gần đây, được sự chỉ đạo Đảng và Nhà nước, vấn đề xuất khẩu lao động đang dần được cải cách và hoàn thiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm đổi mới và tăng cường công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động là một vấn đề vừa có tính trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này để làm khoá luận tốt nghiệp.
Tên đề tài: “Xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu và phân tích tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam, khoá luận chủ yếu tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2002.
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là: tổng hợp từ nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp thống kê, liệt kê, so sánh; kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn; tiếp cận hệ thống trên cơ sở tham khảo các tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Khoá luận trình bày từ lý thuyết xuất khẩu lao động và tình hình xuất khẩu lao động chung của thế giới tới việc phân tích thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam đồng thời nêu ra một số giải pháp cho xuất khẩu lao động nước ta.
Nội dung của bài khoá luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm các phần sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động thế giới.
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam ra nước ngoài trong những năm tới.
Để hoàn thành được bài khoá luận này, tôi đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn trực tiếp - Khu Thị Tuyết Mai, giảng viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội; TS Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động với nước ngoài cùng một số cô chú làm việc tại Cục quản lý lao động với nước ngoài, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cám ơn cô Mai và mọi người đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt được bài khoá luận này của mình.
Do trình độ của người viết còn hạn chế, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cám ơn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THẾ GIỚI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ tăng dân số hàng năm vẫn còn cao, vấn đề giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động (XKLĐ) trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội (KT - XH) sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố KT - XH khác trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Trước hết, để có cái nhìn tổng thể và rõ ràng về vấn đề nghiên cứu của khoá luận này, chúng ta cần thống nhất một số khái niệm có liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm được sử dụng trong nghiên cứu:
1. Nguồn lao động: là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên, với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, nguồn lao động bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh).
Với tư cách là một yếu tố của sự phát triển KT - XH, nguồn lao động là khả năng lao động của xã hội bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
- Phân loại nguồn lao động:
Có rất nhiều cách để phân loại nguồn lao động. Tuỳ theo giác độ nghiên cứu mà người ta tiến hành phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: căn cứ theo nguồn gốc hình thành, căn cứ theo vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội hay căn cứ vào trạng thái có việc làm hay không. Tuy nhiên trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp sẽ chỉ phân loại nguồn lao động dựa theo nguồn gốc hình thành của lực lượng lao động.
Dựa theo tiêu thức này, nguồn lao động được chia thành:
1, Nguồn lao động có sẵn trong dân số (dân số hoạt động): bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm. Nguồn lao động này thường chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong dân số, thường từ 50% trở lên.
Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện tâm sinh lý - tâm lý xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn về độ tuổi lao động là tuỳ thuộc vào điều kiện KT - XH của từng nước và trong từng thời kì. Ở nước ta mức giới hạn này là từ 15 tuổi đến 60 tuổi (nam) và từ 15 tuổi đến 55 tuổi (nữ).
2, Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế (dân số hoạt động kinh tế): đây là số người đang có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế - văn hoá của xã hội hay không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
3, Nguồn nhân lực dự trữ: bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về lao động. Họ gồm có :
- Những người làm công việc nội trợ trong gia đình (thường là phụ nữ). Đây là một nguồn lao động đáng kể. Khi điều kiện kinh tế của xã hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài xã hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài xã hội.
- Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn lực trẻ có trình độ học vấn và chuyên môn tương đối cao.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 23
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 94
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16