Mã tài liệu: 82793
Số trang: 22
Định dạng: docx
Dung lượng file: 101 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
một đòi hỏi bức súc của nhiều quốc gia và các dân tộc trên thế giới nhằm tập trung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế . Những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ , nhất là công nghệ truyền thông và tin học , càng gắn kết giữa các quốc gia và các nền kinh tế với nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi quốc gia. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế này đã thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây của sự trao đổi hàng hoá , dịch vụ và công nghệ … giữa các nước trên thế giới và sự hình thành của nhiều thể chế hợp tác kinh tế và khu vực . Nhận thức rõ những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế là để phát triển kinh tế , đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá, ngay từ cuối những năm 1980 , Đảng và nhà nước ta đã chủ trương tích cực tham gia chủ động hội nhập khu vực và thế giới . Đại hội VI của Đảng họp tháng 12-1986 chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nhằm đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế và xã hội . Đại hội làn thứ VII (1992) và lần thứ VIII (1996) tiếp tục phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới , phấn đấu vì hoà bình , độc lập và phát triển”. Cùng với việc thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các nước, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào các tổ chức và thể chế hợp tác khu vực và quốc tế. Chủ trương này đã được khẳng định trong các nghị quyết Trung ương III (6/1992) , Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết 04 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12/1997) . Phương châm của hội nhập kinh tế quốc tế là phảI luôn giữ vững độc lập dân tộc , chủ quyền quốc gia , không ngừng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế phải tiến hành từng bước với lộ trình họp lý , phù hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta . Điều này hết sức quan trọng bởi chỉ trên cơ sở những bước đi phù hợp , chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức lớn và vận dụng tốt những cơ hội thuận lợi mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đem lại .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16