Mã tài liệu: 116719
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file: 197 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Ở thế kỷ XVII,XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Những khái niệm kinh tế nói chung và CNH nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Và CNH khi diễn ra sẽ làm cho nền kinh tế có 2 sự cải biến cách mạng sau:
Một là, cải biến cách mạng về mặt kinh tế - kỹ thuật, biến nền sản xuất xã hội từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công là chính sang sản xuất chủ yếu dựa trên kỹ thuật nền tảng công nghiệp hiện đại. Nói cách khác, đó là qua trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí mà nội dung là bước chuyển đổi căn bản về trình độ kỹ thuật trong nền kinh tế từ trình độ thủ công sang trình độ cơ khí. Cùng với quá trình này là sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp tăng dần tỷ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Hai là, sự cải biến cách mạng về mặt kinh tế – xã hội biểu hiện ở sự phổ cập phương thức sản xuất theo lối công nghiệp, kinh tế hàng hoá phát triển cùng với sự
phát triển của đô thị. Nghĩa là quá trình cải biến về mặt thể chế và cấu trúc với việc chuyển đổi hình thái thể chế kinh tế từ nền kinh tế hiện vật tự cung tự cấp sang nền kinh tế xã hội hoá, có sự phân công lao động xã hội phát triển cao.
CNH, HĐH đã đưa thế giới chuyển sang một thời đại phát triển mới về chất - một xu hướng bộc lộ ngày càng rõ trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Khái niệm mới như “toàn cầu hoá” và “kinh tế tri thức” dần trở thành những khái niệm chủ chốt của sự phát triển hiện đại.
Trong nền kinh tế thế giới, khoa học công nghệ hay trí tuệ của con người trở thành lực lượng sản xuất (LLSX) trực tiếp và quyết định sự phát triển. Đây là đặc điểm mới cơ bản của LLSX hiện đại. Với LLSX này thì quá trình phát triển chuyển từ việc dựa chủ yếu vào các lợi thế truyền thống (nguồn tự nhiên + vốn + kỹ thuật) sang lợi thế về trí tuệ (lợi thế khoa học-công nghệ-nguồn năng lực kĩ năng cao). Đi đôi với việc xuất hiện những LLSX mới là hệ thống cấu trúc mới của các quan hệ kinh tế: cấu trúc mạng toàn cầu thay cho cấu trúc đơn tuyến nhà nước-dân tộc; trong đó quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong cấu trúc (quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân) thay thế dần quan hệ lệ thuộc một chiều.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 16371
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16