Mã tài liệu: 119662
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 186 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Kể từ sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba (1913 – 1950), sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, mở rộng trên phạm vi toàn thế giới theo cả chiều rộng và chiều sâu. Do đó, tất cả các quốc gia không phân biệt trình độ đã và đang hình thành mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Đường biên giới quốc gia và khoảng cách địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu nối tiếp nhau ra đời. Sự ra đời của các tổ chức lớn như WTO, APEC, NAFTA và gần đây là sự ra đời của các khu vực đồng tiền chung Euro đãlà ví dụ điển hình trong thiên niên kỉ mới này, cuộc cách mạng công nghệ tiếp tục đi sâu, mở rộng ứng dụng công nghệ tin học sẽ là động lực chính thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá.
Trước bối cảnh toàn cầu như vậy, công cuộc phát triển kinh tế của nước ta không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá. Nhận thấy được tình hình kinh tế của đất nước đang gặp khó khăn, tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng x• hội chủ nghĩa. Trong chiến lược phát triển kinh tế, vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế các nước và các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được quan tâm. Với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ” và “là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Với việc gia nhập PECC (01/1995), ASEAN (07/1995), ký kết hiệp định chung về hợp tác kinh tế với EU (7/1995), tham gia APEC (11/1998), và đang chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đãra Nghị Quyết về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm cụ thể hoá một chủ trương lớn được nêu ra tại Đại hội lần thứ IX của Đảng là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Kết cấu của đề tài:
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tế :
Phần 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 92
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1420
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2607
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16