Mã tài liệu: 130629
Số trang: 104
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Dân chủ không chỉ là bản chất, mà còn là mục tiêu và động lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước ta theo định hướng XHCN. “Không thể có một CNXH thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn” [38, tr.324]. Vì vậy, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Chỉ có phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mới huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển xã hội: Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị 22/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện QCDC ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã,... Đây là một bước tiến lớn thể hiện sự quyết tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân chủ XHCN của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là phương thức giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước trong công cuộc đổi mới.
Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về QCDC ở cơ sở trên phạm vi cả nước, thời gian qua, đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được sự quan tâm hàng ngày của tất cả các tầng lớp xã hội. Điều đó chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết và lợi ích to lớn, trực tiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, được nhân dân phấn khởi đón nhận và tích cực thực hiện.
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm: một số nơi, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đạt yêu cầu, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm; một số cán bộ có trách nhiệm không muốn triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, hoặc triển khai một cách hình thức, chiếu lệ, nhiều người chưa nhận thức đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, do đó, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn còn xảy ra; một bộ phận nhân dân mới chỉ thấy quyền lợi nhiều hơn nghĩa vụ, vì vậy, hiện tượng lợi dụng dân chủ, dân chủ quá trớn đang là nguy cơ đe dọa mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, gây không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội,...
Từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp, đồng thời mong muốn góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một phương thức phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Chương 2: Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh bến tre
Chương 3: Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu góp phần thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh bến tre thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 153
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 939
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 93
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 180
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 3166
⬇ Lượt tải: 20