Mã tài liệu: 62692
Số trang: 17
Định dạng: docx
Dung lượng file: 61 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Ở nước ta công cuộc CNH đất nước đã được khởi đầu từ sau đại hội III (1960) của đảng. Chủ trương CNH của Đảng đã được định hướng thực hiện qua các kế hoạch dài hạn 5 năm. Song do điều kiện kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu, và do chính sách cấm vận của Mỹ làm cản trở sự giao lưu kinh tế của nước ta với thế giới. Nhưng quan tâm hơn cả là do lãnh đạo của đảng, nhà nước có sai lầm trong việc đề ra chủ trương cải tạo, xây dựng kinh tế thể hiện tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý trí. Trong CNH do nôn nóng muốn đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng như ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, muốn hiện đại hoá nhanh nhưng nền kinh tế của ta vốn nhỏ bé, phân tán lạc hậu mà lại đầu tư nhiều vốn kỹ thuật, sức lực xây dựng lớn nhiều cơ sở công nghiệp nặng nhiều công trình công cộng trong khi đất nước còn nhiều khó khăn to lớn chưa đủ những tiền đề cần thiết. Chính những sai lầm trên đã dẫn tới hậu quả mất cân đối lớn trong nền kinh tế, SX phát triển chậm, thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn nảy sinh nhiều tệ nạn XH.
Đảng ta đã sớm nhận thức ra những sai lầm của mình Đại hội toàn quốc lần thứ VI của đảng (1986) là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới.
Đại hội đã nhận định đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là cả một thời kỳ dài khó khăn traỉ qua nhiều chặng xác định, và chúng ta ở chặng đường đầu tiên. Nhiệm vụ mục tiêu của chặng đường quá độ đầu tiên là Trong 5 năm trước mắt (1986- 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được những mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung của 3 chương trình kinh tế là sự cụ thể hoá nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội VI đã thực sự đi vào cuộc sống, đã đạt được những thành quả bước đầu rất quan trọng. Trước tiên là trong lĩnh vực KTXH. Đời sống nhân dân đã dần dần ổn định, sản lượng lương thực đã đáp ứng được nhu cầu của cả nước, hàng hoá thị trường đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của nhà nước về vốn, tiền lương... giảm đáng kể. Lạm phát được kiềm chế một bước, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
Kết cấu đề tài này gồm:
Phần I: Lý luận chung.
Phần II: Vấn đề thực tiễn và lý luận trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta.
Phần III :Các giải pháp cơ bản để tiến hành CNH-HĐH ở nước ta hiện nay đến năm 2000
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 4350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1274
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem