Mã tài liệu: 128569
Số trang: 186
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại là quy luật khách quan của sự phát triển, trong mọi hình thức và lĩnh vực của nó. Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, bao hàm cả sự phát triển đạo đức, quan hệ này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là đối với các nước đang phát triển và thực sự trở nên cấp bách ở những nước đang đi theo con đường hiện đại hóa. Trong điều kiện cả nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề truyền thống, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại lại được đặt trên một nhận thức mới - từ góc độ coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội, trong đó thanh niên là một bộ phận, một lực lượng vô cùng quan trọng.
Thanh niên là lực lượng quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với thành công của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một thế hệ, một lớp người năng động và dễ tiếp thu cái mới nhất trong xã hội, họ cũng là tầng lớp chịu ảnh hưởng lớn nhất của những điều kiện kinh tế - xã hội mới, của cơ chế thị trường và việc mở rộng giao lưu quốc tế.
Thực tế cho thấy rằng, hiện nay giới trẻ ít quan tâm đến truyền thống dân tộc mà có xu hướng sùng bái nước ngoài, thích chạy theo lối sống hiện đại kiểu phương Tây. Đó cũng là thực trạng chung mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (khóa VIII) đã khái quát: "Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc" [24, tr. 46].
Trong tình hình như vậy, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống và những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, nhưng trong thời gian qua, vẫn còn không ít cách nghĩ, cách làm lệch lạc trong việc định hướng và giáo dục giới trẻ thái độ đối với truyền thống dân tộc cũng như xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Trong giáo dục đạo đức, đã tồn tại cả hai xu hướng cực đoan: hoặc là coi nhẹ các giá trị truyền thống mà nhấn mạnh các giá trị hiện đại, hoặc là quay trở về với truyền thống một cách thái quá. Công tác lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề nổi lên trong quá trình đổi mới, trong đó có các vấn đề như xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong giới trẻ.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1
truyền thống và hiện đại trong đạo đức
Chương 2
kết hợp truyền thống và hiện đại
Chương 3
một số phương hướng và giải pháp chủ yếu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 2954
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1233
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 891
⬇ Lượt tải: 16