Mã tài liệu: 127807
Số trang: 84
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Ngày nay thị trường du lịch đã mở rộng phạm vi toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được, một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và phát triển với tốc độ rất nhanh. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đã, đang trở thành ngành kinh tế then chốt và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, thị trường du lịch đã có từ lâu và phát triển nhanh chóng từ khi đất nước đổi mới. Xác định tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có những di tích lịch sử nhân văn nổi bật của quốc gia, đặc biệt vịnh Hạ Long nổi tiếng đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đó là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, nên Quảng Ninh được Chính phủ và Tổng cục Du lịch Việt Nam xác định là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.
Với vị trí nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có đường biên giới đất liền và biên giới biển giáp với Trung Quốc, là cầu nối đường bộ và đường biển giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước vùng Đông Bắc Á. Quảng Ninh còn là địa phương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Quảng Ninh đã xác định dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ du lịch - nông lâm ngư nghiệp.
Để nghiên cứu tiềm năng và sự phát triển của thị trường du lịch Quảng Ninh với mục đích đưa ra căn cứ khoa học và đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường du lịch địa phương phát triển, tác giả chọn đề tài “Phát triển thị trường du lịch ở tỉnh Quảng Ninh” làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế chính trị.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển thị trường du lịch ở tỉnh quảng ninh hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường du lịch ở tỉnh quảng ninh đến năm 2020
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 20