Mã tài liệu: 217537
Số trang: 36
Định dạng: doc
Dung lượng file: 227 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay , ở nước ta lực lượng sản xuất chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau.Do đó tương ứng với tínhchất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tồn tại ba hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản : sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân . Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản đó , hình thành 5 thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư nhân (cáthể , tiểu chủ) , kinh tế tư bản tư nhân , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . Do không đánh giá đúng tình hình , thực trạng nền kinh tế và lực lượng sản xuất ở nước ta nên sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân đã có một thời kỳ bị coi là đối tượng phải đấu tranh loại bỏ trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội , vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là phiến diện, chủ quan chưa đánh giá đúng mức vai trò, thế mạnh của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển chung của nền kinh tế giai đoạn hiện nay và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Trong giai đoạn này, kinh tế tư nhân đã chứng tỏ thế mạnh năng động , nhậy bén , thích ứng nhanh với thị trường ; tạo một kênh huy động nguồn vốn không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ, năng động của kinh tế tư nhân đã bổ xung tạo sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế , tăng cường năng lực cạnh tranh chung của đất nước . Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường , Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ ; tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng ,về khoa học kĩ thuật ,về đào tạo cán bộ cho kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất cập trong xã hôi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. Kinh tế tư nhân có tính tự phát rất cao, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ ; khả năng tiếp cận công nghệ mới hạn chế ; khả năng tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng tốt hạn chế hơn so với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn nước ngoài. Kinh tế tư nhân lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại , dịch vụ, kinh doanh bất động sản .
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH, HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua mặc dù đã có bước phát triển tốt, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó. Do đó cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác phát triển , cạnh tranh lành mạnh như theo nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Nhận thức về vai trò , thực trạng của kinh tế tư nhân trở thành nhu cầu của không chỉ các nhà hoạch định chính sách , nhà kinh tế ma còn với bất cứ ai quan tâm tới kinh tế đất nước . Vì lý do đó mà em chọn đề tài : “Phát triển kinh tế tư nhân , lý luận , thực trạng , giải pháp trong giai đoạn hiện nay”với mong muốn nhận thức , tìm hiểu về kinh tế tư nhân đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ và nước ta tăng cường hội nhập kinh tế thế giới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 132
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16