Mã tài liệu: 116012
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Đất nước ta, ngay sau khi giành độc lập và cả nước thống nhất, đã tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 Việt Nam thực hiện việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng rất khả quan.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,… tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới,…”.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội sâu sắc cuối những năm 70 và đầu những năm 80 chủ yếu do nguyên nhân là mô hình kinh tế, cơ chế kinh tế bao cấp không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới cả nước. Trải qua quá trình tìm tòi và thử nghiệm, đến đại hội IX, Đảng đã đưa ra mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó đến nay, đất nước ta không ngừng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Nhưng khó khăn của nền kinh tế yếu kém trước đó từng bước được khắc phục, thay vào đó là một nền kinh tế mới đa dạng, phù hợp với tình hình đất nước và xu hướng của thế giới, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực. Dần dần, đời sống nhân dân được cải thiện, lạm phát giảm, nông nghiệp từ chỗ phải nhập khẩu thì nay chúng ta đã đủ lương thực để phục vụ nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu đáng kể (năm 1992, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Thái Lan), thương mại với các nước được mở rộng, xuất khẩu tăng mạnh và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới này bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn.
Có thể nói, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, áp dụng chính sách kinh tế mở đối với cả trong nước và ngoài nước là bứơc mở đầu đổi mới cơ bản về đường lối xuyên suốt mọi lĩnh vực hoạt động hay nói một cách khác cơ cấu kinh tế mới bắt đầu có hiệu quả. Vui mừng trước sự khởi sắc của nền kinh tế nươc ta và muốn hiểu rõ hơn về sự chuyển biến này nên em chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở nước ta”.
Kết cấu đề tài:
Phần A: Cơ sở lý luận
Phần B: Thực trang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta
Phần C: Một số biện pháp thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16