Mã tài liệu: 262788
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Chủ nghĩa tư bản được xác lập là một phương thức sản xuất thống trị khi có một nền đại công nghiệp cơ khí. (Từ cuối thế kỷ 18 ở nước Anh bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần I)
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn:
ỉ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) Trong thời kỳ tự do cạnh tranh nhà tư bản đồng thời vừa là chủ sở hữu vừa là giám đốc điều hành.
ỉ Chủ nghĩa tư bản độc quyền từ cuối thế kỷ 19.
Đây là hai giai đoạn của cùng một phương thức sản xuất, cùng dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ khác nhau về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển tất yếu của tư bản tự do cạnh tranh.
a. Tư bản Độc quyền tư nhân:
Cạnh tranh tự do dẫn đến hàng loạt những xí nghiệp qui mô nhỏ bị phá sản, bị thôn tính hoặc một số xí nghiệp qui mô nhỏ tự nguyện xát nhập lại thành xí nghiệp qui mô lớn. Chính cạnh tranh tự do thúc đẩy tập trung sản xuất.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dẫn đến mở rộng qui mô sản xuất.
Khủng hoảng kinh tế nổ ra dẫn đến hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, còn lại một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì phải đổi mới tư bản cố định. Nó cũng thúc đẩy mở rộng qui mô sản xuất.
Từ những quá trình trên đã đẩy nhanh tích tụ tập trung sản xuất, chỉ còn lại một số những xí nghiệp qui mô lớn và những xí nghiệp có qui mô lớn có khuynh hướng thoả thuận với nhau về qui mô sản xuất, về giá cả sản xuất .... dẫn đến ra đời của độc quyền và tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là những xí nghiệp hoặc liên hiệp xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 hoặc một số loại mặt hàng. Chúng có thể qui định được giá cả độc quyền đển thu lợi nhuận độc quyền cao.
Bản chất của tư bản độc quyền: đó là sự thống trị về kinh tế và chính trị của độc quyền
Hình thức của độc quyền: Các ten, Sanh đi ca, Tờ rớt .........
b. CNTB Độc quyền Nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở các nước kinh tế phát triển Tây Âu như: Đức, ý ..... và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phát triển nhanh chóng trở thành phổ biến từ sau đại chiến thế giới thứ 2.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước nó không phải là một giai đoạn lịch sử mà là một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện lực lượng sản xuất xã hội hoá cao.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước đó là sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước tư sản thành một tổ chức thống nhất trong đó Nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, phục vụ lợi ích cho tổ chức độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế chính trị mà được biểu hiện ở hệ thống đường lối chính sách: Chính sách kinh tế đối nội , đối ngoại phục vụ cho độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, đó có thể làm dịu đi mâu thuẫn của Chủ nghĩa tư bản nhưng nó không làm thay đổi bản chất của Chủ nghĩa tư bản.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 2840
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1353
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1370
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1232
⬇ Lượt tải: 30
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 20