Mã tài liệu: 239971
Số trang: 14
Định dạng: doc
Dung lượng file: 155 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia, buộc các nước phải thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế nhằm tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế và vượt qua thách thức thì mới có thể phát triển nhanh nền kinh tế của quốc gia mình, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt nam) thì gia nhập tổ chức thương mại thế giới là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng đó của WTO đối với thương mại toàn cầu, việc gia nhập tổ chức này mang lại cho chúng ta những cơ hội to lớn như: tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ và học hỏi được những kỹ năng quản lý của nước ngoài. Mặt khác để tận dụng những cơ hội đó phải phát huy những lợi thế cao nhất của đất nước phục vụ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu:“ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh’’.
Kể từ khi Đại hội Đảng lần VI(1986) nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu cho đến nay, nước ta luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 8%/ năm dẫn đầu trong khu vực chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu mà Đảng đề ra thì việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới như là con đường tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó, để làm được điều ấy Việt Nam cần phát huy những lợi thế của nước mình, tận dụng những nguồn lực bên ngoài. Từ đó Việt Nam sẽ rút ra được những giải pháp, tạo cho mình một hướng đi riêng để phát triển nền kinh tế nhằm chủ động bước vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới trên cơ sở nguồn lực và những lợi thế sẵn có của mình. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO”. Làm chuyên đề nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại WTO, đề tài rút ra những giải pháp để phát huy những lợi thế của kinh tế Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giói WTO.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: một số vấn đề lý luận về tổ chức thương mại thế giới, đi sâu nghiên cứu những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng nền kinh tế Việt Nam dưới góc độ những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
1.4 Phương pháp và địa điểm nghiên cứu và thảo luận.
khái quát chung về tổ chức thương mại thế giới, nêu ra sự cần thiết phải ra nhập tổ chức thương mại thế giới.
- Thu thập và xử lý (phân tích, tổng hợp) các thông tin, dữ liệu về những lợi thế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, từ đó đưa ra những giải pháp để Việt Nam phát huy những lợi thế đó.
- Địa điểm nghiên cứu: trên lãnh thổ Việt Nam.
Phụ lục.
1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1.4 Phương pháp và địa điểm nghiên cứu.
2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
2.1 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2 Phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.3 Định hướng và giải pháp.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1 Kết luận.
3.2 Kiến nghị.
4. Tài liệu tham khảo.
5. phụ lục
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 864
⬇ Lượt tải: 17