Tìm tài liệu

Mot so van de huy dong von trong nuoc cho su nghiep cong nghiep hoa Hien dai hoa o Viet Nam hien nay

Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

Upload bởi: daic69

Mã tài liệu: 210129

Số trang: 42

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 416 Kb

Chuyên mục: Kinh tế chính trị

Info

[FONT=Times New Roman]PHẦN I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN

I. Những vấn đề lý luận về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế Việt Nam

II. Các bộ phận cấu thành vốn trong nước

1. Huy động từ ngân sách Nhà nước

2. Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp Nhà nước

3. Nguồn vốn huy động từ trong dân cư

4. Thu hút từ vốn đầu tư nước ngoài

III. Vai trò của vốn trong nước với phát triển kinh tế và ý nghĩa của vấn đề huy động vốn trong nước

1. Vốn trong nước với vấn đề đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho phát triển kinh tế

2. Huy động vốn trong nước với vấn đề xã hội

IV. Kinh nghiệm của một số nước về huy động vốn đầu tư trong nước

1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

3. Kinh nghiệm của Anh

4. Những bài học vận dụng vào Việt Nam

PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

I. Thực trạng của việc huy động vốn trong nước

1. Tình hình chung

2. Sau cải cách kinh tế

II. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nước trong thời gian qua

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp

2. Trong lĩnh vực công nghiệp

3. Trong lĩnh vực dịch vụ

4. Các chính sách được sử dụng để huy động nguồn vốn trong nước thời gian qua

PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

I. Mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tới

II. Nhu cầu phát triển vốn đầu tư trong nước ở nước ta trong thời gian tới

III. Phương hướng huy động vốn đầu tư trong nước trong thời gian tới

IV. Những giải pháp cụ thể để huy động nguồn vốn trong nước trong thời gian tới

KẾT LUẬN

(43 TRANG)

[FONT=Times New Roman]LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn.

Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng lạc “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh. Nguồn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú vừa chủ động nằm trong tầm tay. Nguồn trong nước vừa là tiền đề vừa là điều kiện để “ đón” các nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽ không huy động được nhiều và sử dụng có hiệu quả khi thiếu nguồn vốn “bạn hàng” trong nước.

Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lợi đã mở ra những khả năng to lớn để huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn ở trong nước được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kịnh tế.

Qua nghiên cứu thực tế, và với cơ sở kiến thức đã tích luỹ được trong thời gian qua em nhận thấy tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng nhưxuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, em chọn đề tài: “Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”.

Nội dung của đề tài này bao gồm các nội dung sau:

PHẦN 1: Cơ sở phương pháp luận để huy động nguồn vốn.

PHẦN 2: Thực trạng huy động vốn trong nước trong thời gian qua ở Việt nam.

PHẦN 3: Định hướng và giải pháp huy động vốn trong nước ở Việt nam trong thời gian tới.

[FONT=Times New Roman]PHẦN 1

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN

1/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM.

Trước hết, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu qủa các hoạt động kinh tế, nó bao gồm những nguồn vật tư và tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân. Vì vậy, chính sách tạo vốn cơ bản phải tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có vốn và do đó, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả kinh tế.

Mục tiêu của chính sách tạo vốn trước hết và chủ yếu là tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lý để biến mọi nguồn tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưởng trong quá trình tái sản xuất xã hôị. Các nguồn chủ yếu bao gồm :vốn đầu tư kinh tế của nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền và tiền nhàn rỗi của dân cư và vốn của các doanh nghiệp và tổ choc tài chính quốc tế.

Trong giai đoạn hiện nay vốn là yếu tố vật chất quan trọng nhất cho tăng trưởng. Để tao ra tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7-8% thì cần tích luỹ một lượng vốn từ 20- 25% GDP. Nếu trong những năm tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế là hai con số trong vài thập niên tới thì cần thì tỷ lệ tích luỹ vốn phải lên tới trên 30% GDP. Đây là một nhu cầu lớn cần phải giải quyết để khai thác nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước.

Vốn ngân sách nhà nước một thời gian giảm xuống nay đã bắt đầu tăng lên. năm 1990 là 20% thì tới năm 1994 đã tăng lên là 44% ngân sách. Để đạt được kết quả đó thì nguyên nhân cơ bản là chính sách thuế đã được cải cách một cách toàn diện và thu được nhiều kết quả cho ngân sách. Năm1990 thu ngân sách từ thuế phí chiếm 73,69%, năm 1993 phần thu đó là 93,8%. Nếu so với GDP thì các tỷ trọng tương tự là 17,3% và 17,06% vốn huy động từ các nguồn khác cũng có xu hướng tăng do chính sách khuyến khích đầu tư, tư nhân và tạo dựng được môi trường đầu tư cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Điều mà ai cũng có thể đồng ý với nhau là một nền kinh tế kém phát triển có thể cất cánh được nếu không có sự tham gia của các nguồn vốn từ nước ngoài. Vai trò của nguồn vốn bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ khai thông những cản ngại, tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển. Vì vậy chúng ta nên nỗ lực huy động nguồn vốn từ bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển, chúng ta cần phải khẳng định vai trò của nguồn vốn trong nước đóng vai trò quan trọng hay quyết định. Mặc dù nguồn vốn này còn thấp so với vốn dài hạn ( cho thời kỳ 1996- 2000) vẫn còn khó huy động trong hiện tại. Theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước , cùng với kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy: Nguồn vốn trong nước vẫn là nguồn vốn có tính chất quyết định, người dân trong nước vẫn chưa dám bỏ vốn ra đầu tư thì người nước ngoài cũng chưa mạnh dạn bỏ vốn dầu tư vào Việt nam.

Vấn đề đặt ra là không phải tìm mọi cách để huy động cho được các nguồn vốn, mà phải coi trọng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ấy cho đầu tư phát triển sao cho có hiệu quả để nguồn vốn ấy sinh sôi nảy nở và đạt được chiến lược hiệu quả kinh tế - xã hội đề ra.

Đầu tư phát triển phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Phải được tính bền vững trong đầu tư phát triển, tức là tự bản thân nó phải có mầm mống cho tăng trưởng trong tương lai, nhằm sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để không ngừng khai thác lợi thế so sánh của tiềm năng đất nước.

- Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển phải có hiệu quả để tái tạo và phát triển các nguồn vốn, tạo tiền đề cho việc huy động vốn ở giai đoạn tiếp theo.

- Nền kinh tế Việt nam có xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân đầu người khoảng 300 đô la/ năm, lại nằm trong khu vực ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao, nên Việt nam phảt duy trì tốc độ tăng trưởng cao để đuổi kịp các nước trong khu vực trong vài thập niên, mặc dù chịu tác đông nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực .

Vì vậy Chính phủ phải có kế hoạch,huy động vốn phù hợp với khả năng phát triển của nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của nhân dân.

trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế, nếu không có vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được.

. Vốn đầu tư:

- Khái niệm: Vốn đầu tư là những chi phí để tái sản xuất tài sản cố định bao gồm các chi phí để thay thế những tài sản cố định bị thải loại để tăng mới các tài sản cố định và để gia tăng các tài sản cố định tồn kho.

- Các hình thức đầu tư:

+ Đầu tư trực tiếp.

+ Đầu tư gián tiếp.

. Cơ cấu vốn đầu tư:

a. Nguồn vốn trong nước bao gồm các loại vốn chủ yếu sau:

[FONT=Times New Roman]- Vốn huy động từ ngân sách nhà nước.

[FONT=Times New Roman]- Vốn huy động trong dân cư.

[FONT=Times New Roman]- Vốn huy động từ tiết kiệm của các doanh nghiệp.

b. Nguồn vốn ngoài nước bao gồm:

[FONT=Times New Roman]- Vốn đầu tư trực tiếp

[FONT=Times New Roman]- Vốn đầu tư gián tiếp

[FONT=Times New Roman]- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức.

2/ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VỐN TRONG NƯỚC.

2.1/ Vốn huy động từ ngân sách nhà nước

Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch. Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.

Nguồn ngân sách bao gồm: Nguồn thu trong nước và nguồn thu bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay nợ của tư nhân nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần có những sửa đổi trong chính sách đầu tư.

Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước:là các nguồn tàI chính có khả nămg tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại.

-Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất.

-Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông-phân phối.

-Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ.

Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản:

-Thuế ,phí và lệ phí.

-Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.

-Thu lợi tức cổ phần của Nhà nước.

-Các khoản thu khác theo luật định.

Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.

Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên qua các năm, bình quân từ 13,1% GDP (thời kỳ1986- 1990) lên 20,5% ( thời kỳ 1991- 1995) ngân sách nhà nước từ chỗ thu không đủ chi đến nay đã có một phần tích luỹ dành cho đầu tư phát triển từ 2,3% GDP năm 1991 tăng lên 6,1% GDP vào năm 1996 ( nếu cả do khấu hao cơ bản).

Nguyên nhân chủ yếu của nó là:

- Ngân sách nhà nước đã điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm tạo ra các tiền đề thu hút vốn đầu tư.

- Chi của ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội.

- Ngân sách nhà nước không còn bao cấp cho các xí nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hoá và tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp.

Mục tiêu của huy động vốn ngân sách nhà nước phải dành khoảng từ 20- 25% tổng số chi ngân sách cho đầu tư phát triển hàng năm. Khai thác có hiệu quả tín dụng nhà nước đầu tư phát triển, đồng thời phải đẩy mạnh hình thức vay vốn trong nhân dân, cho đầu tư phát triển kinh tế là quốc sách hàng đầu. Muốn đạt được các hiệu quả trên cần phải thực các biện pháp sau:

Hình thành nguồn vốn đầu tư trong ngân sách: Các biện pháp quan trọng nhất để tăng thu là thu đúng, thu đủ các khoản vay trong nước.

Thu ngân sách nhà nước trong sự phát triển bền vững, tức là thu nhưng không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bổi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao, vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định mức thu tại diểm “giới hạn tối ưu”này không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh và có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp về khoa học kỹ thuật, công nghệ và nhân lực . trong một chừng mực không bao cấp.

Không tận thu NSNN quá mức để bao cấp trong cấp phát mà chỉ thu trong chừng mực tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu chi của Nhà nước. Đối với những ngành , những địa phương có thất thu lớn thì cần tăng cường thu và tận thu, nhưng quan điểm bao trùm thì không phải là tận thu-Vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

+ Cải tiến các hệ thống thuế, làm cho diện thu thuế tăng lên, nhưng thuế xuất đơn giản hoá. Kết quả là: giảm được tỷ lệ trốn lậu thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, đồng thời tránh được các khoản lạm thu, gây khó khăn phiền hà đến sinh hoạt và các hoạt động khác của đời sống dân cư.

+ Quản lý tốt vấn đề nợ, đảm bảo đúng đối tượng trả nợ và tính kỹ các điều kiện trả trước khi ký hợp định khung vay vốn, và hiệp định vay cho từng công trình, chương trình dự án đầu tư.

Các chính sách về ngân sách nhằm huy động vốn dàI hạn cho phát triển kinh tế -xã hội cần thường xuyên đổi mới cảI tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống thuế.

- Phân bổ và sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

+ Tăng quy mô đầu tư từ ngân sách nhà nước và sử dụng đúng hướng nguồn vốn này với biện pháp bao chùm là chống thất thu và tiết kiệm chi thường xuyên để tăng quy mô nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

+ Từng bước xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn của nhà nước.

+ Tăng cường công tác quản lý sau dự án. Những dự án này dùng nguồn vốn nhà nước thường có quy mô vốn rất lớn, hiện nay việc thẩm định các dự án là tương đối chặt chẽ thì trái lại việc quản lý sau dự án lại bị buông lỏng dẫn đến tình trạng chi tiết trên danh nghĩa nhưng lại lãng phí trên thực tế. Sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để quản lý vốn, với nguồn vốn nhà nước được thông qua vay nước ngoài với điều kiện ưu đãi thì tiến hành cho vay lại để tạo điều kiện bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và tái tạo nguồn vốn. Tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách hiện vẫn là một khả năng rất lớn cần tận dụng, bởi lẽ so với các nước tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước là tương đối cao. Tỷ lệ thuế ở các nước so với GDP là tương đối cao ( thường đạt mức dưới 20% ).

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
  • Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự ...

Upload: tanphat

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự ...

Upload: phuongdtvt

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 528
Lượt tải: 16

Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự ...

Upload: thanhcongvn10

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 590
Lượt tải: 16

Một số vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hóa ...

Upload: iq_chiso

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 425
Lượt tải: 16

Một số vấn đề về thực tiễn và lý luận trong ...

Upload: ninhvic

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 506
Lượt tải: 16

Một số vấn đề về thực tiễn và lý luận trong ...

Upload: congaichoichungkhoandaigia

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 459
Lượt tải: 16

Một số vấn đề về thực tiễn và lý luận trong ...

Upload: danght2010

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 120
Lượt tải: 16

Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp Công ...

Upload: toivoimoinguoi231

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 416
Lượt tải: 17

Vấn đề công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt ...

Upload: thanhbinhgallery

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 536
Lượt tải: 16

Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp ...

Upload: hoanh0402

📎
👁 Lượt xem: 387
Lượt tải: 17

Trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hoá ...

Upload: kakalothuynh

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 510
Lượt tải: 16

Trí thức trong sự nghiệp Công nghiệp hoá ...

Upload: kid7484

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 616
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự ...

Upload: daic69

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 540
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Kinh tế chính trị
Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay [FONT=Times New Roman] PHẦN I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN I. Những vấn đề lý luận về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế Việt Nam II. Các bộ phận cấu thành vốn trong nước 1. Huy động từ ngân sách Nhà nước 2. Nguồn vốn huy động từ pdf Đăng bởi
5 stars - 210129 reviews
Thông tin tài liệu 42 trang Đăng bởi: daic69 - 01/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 01/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Một số vấn đề huy động vốn trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay