Mã tài liệu: 129696
Số trang: 176
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã mở ra trang sử mới của dân tộc: Đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất và cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và do sự nỗ lực của toàn dân, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song, do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những gì đã đạt được đó còn rất xa mới đáp ứng yêu cầu của dân tộc và thời đại. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng CNXH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới phương pháp lãnh đạo, đổi mới phong cách hoạt động; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị,... Trong tổng thể chung của sự đổi mới đó, đổi mới kinh tế theo hướng chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xem là trọng tâm; đồng thời cũng đã từng bước đổi mới về chính trị theo hướng từng bước hình thành và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà nội hàm cơ bản của nó là: Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.
Những thành tựu của quá trình đổi mới toàn diện đất nước nói chung, của quá trình giải quyết đúng đắn quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nói riêng đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội để bước vào giai đoạn mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Đó là cơ sở thực tiễn để khi tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII xem "Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị" là một trong sáu bài học kinh nghiệm lớn được tích lũy qua 10 năm đó.
Trong khi khẳng định những thành quả to lớn trong việc nhận thức và giải quyết quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cùng những biến đổi tích cực trong thực tiễn do chúng mang lại, chúng ta cũng không thể không thấy rằng cả trên bình diện nhận thức lý luận lẫn tổ chức thực tiễn còn tồn tại những khiếm khuyết, lệch lạc nhất định.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Kinh tế và chính trị; tính tất yếu, nội dung đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta
Chương : Quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị ở nước ta những năm qua và Một số mâu thuẫn hiện nay
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 842
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 3421
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 185
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 16