Mã tài liệu: 146965
Số trang: 19
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đất nước ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. Để có được những kết quả đó không thể không kể đến vai trò kinh tế hết sức quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tế đã chứng minh điều khẳng định trên là hoàn toàn đúng đắn. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%, lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991; 12,7% năm 1995. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng được củng cố. Bên cạnh đó, chúng ta cũng còn nhiều vấn đề tồn đọng và yếu kém cần giải quyết: nền kinh tế của đát nước còn nghèo và chậm phát triển, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót, cồng kềnh.
Tuy vậy, đến nay, thế và lực của nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt về chất. Đó là do chúng ta đãvận dụng cơ chế thị trường một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mang nặng tính hiện vật, tự cung tự cấp, vận hành theo cơ chế chỉ huy chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế nước ta phải trải qua thời kỳ quá độ - đó là thời kỳ cơ chế cũ chưa hoàn toàn mất đi, cơ chế mới chưa thực sự ra đời. Vì vậy chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Trong điều kiện đó, vai trò kinh tế của nhà nước cực kỳ quan trọng. Lý do để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế là do có những trục trặc của thị trường. Đôi khi thị trường không phân bố các nguồn lực một cách có hiệu quả và sự can thiệp của chính phủ có thể cải thiện các hoạt động kinh tế. Chính phủ đặt ra các qui định về luật pháp và trong việc đảm bảo tài chính cho mình, thông qua đánh thuế và vay mượn, chính phủ gây một ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, lãi xuất và sản xuất. Tuy nhiên, chính phủ cũng không thể kiểm soát nền kinh tế một cách hoàn hảo, nhưng chính phủ có thể kiểm soát phần lớn tổng chi và lượng tiền trong nền kinh tế do đó chính phủ sẽ có những quyết định đúng đắn vào những thời điểm cần thiết. Với nước ta, quản lý nhà nước vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa thiết lập kỷ cương trong các hoạt động kinh tế, là điều kiện của ổn định và phát triển kinh tế.
Kết cấu của đề tài :
1. Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế
thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không có hiệu quả.
2. Nền kinh tế thị trường XHCN và vai trò kinh tế của nhà nước ở Việt Nam.
3. Mục tiêu, chức năng và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
hưởng đến sản xuất kinh doanh.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 2928
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17