Mã tài liệu: 31644
Số trang: 106
Định dạng: docx
Dung lượng file: 281 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong những năm trước đổi mới, nhiều nước XHCN trong đó có nước ta ở những mức độ nhất định đã mắc phải những lệch lạc, chủ quan duy ý chí. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng.
Nhận thức được những lệch lạc đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn đất nước và nghiên cứu, nắm vững thực chất khoa học quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đúng đắn. Đường lối chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN là sự vận dụng sáng tạo quan điểm mác xít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong điều kiện nước ta hiện nay. Đường lối đó đã mở ra triển vọng vừa giải phóng được mọi năng lực sản xuất, kích thích kinh tế phát triển, vừa đảm bảo sự định hướng phát triển kinh tế theo mục tiêu chính trị mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Qua 15 năm thực hiện đường lối đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế phát triển, mục tiêu CNXH vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần phải lý giải, giải quyết. Thực tiễn cho thấy, quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những khuyết tật có nguy cơ chệch hướng XHCN.
Đối mặt với những nguy cơ này, trong cán bộ đảng viên cũng xuất hiện nhiều băn khoăn, trăn trở: liệu chúng ta có định hướng chính trị được sự phát triển nền kinh tế đó hay không? Liệu Nhà nước có quản lý, điều tiết được nền kinh tế đó theo quỹ đạo XHCN hay không?
Hơn nữa, việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN là chưa có tiền lệ trong lịch sử. Quá trình này đòi hỏi chúng ta vừa làm vừa phải tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra hình thức và bước đi thích hợp. Quá trình đó tất yếu phải có sự lãnh đạo của chính trị đóng vai trò "người cầm trịch" hướng vào mục tiêu CNXH. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị đặc biệt là tìm ra những giải pháp nâng cao vai trò của chính trị trong lãnh đạo, quản lý, điều tiết kinh tế để vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo định hướng XHCN trong sự phát triển của nó vẫn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Nội dung bài làm:
Chương 1: quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều Thành phần ở Việt Nam
Chương 2: nâng cao vai trò của chính trị nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở việt nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16