Mã tài liệu: 143074
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nền kinh tế thế giới có những bước tiến vượt bậc. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, nó thôi thúc mọi quốc gia, mọi khu vực tham gia vào cuộc tranh đua quyết liệt vì sự phát triển. Trong cuộc đua ấy, sự tụt hậu về kinh tế sẽ đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo phát triển. Tuy nhiên không phải quỗc gia nào cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia vào cuộc đua này, một số ít quốc gia sẽ nhanh chóng vươn lên trở thành giàu có và kéo theo một bộ phận dân cư cũng trở thành giàu có bỏ lại một số quốc gia tụt hậu đằng sau với đại bộ phận dân cư phải sống trong nghèo khổ. Thực tế chứng minh , theo thống kê Việt Nam năm 1996, hơn 30 năm qua, nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng rất cao, GNP/người tăng 3 lần, GNP toàn thế giới tăng 6 lần từ 4000 tỷ(năm 1960) lên 23000 tỷ (năm 1994). Tuy nhiên hố ngăn cách giàu nghèo cũng có xu hướng gia tăng. Khoảng ba phần tư dân số của các nước kém phát triển có mức thu nhập âm. Chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước thế giới thứ ba về thu nhập tăng hơn 3 lần. Thu nhập của 20% dân số nghèo nhất thế giới chiếm 1,4% tổng thu nhập toàn thế giới còn 20% người giàu nhất lại chiếm tới 85% thu nhập thế giới quả là một sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên vấn đề xã hội không chỉ nổi lên ở các nước kém phát triển, đang phát triển mà các nước có nền kinh tế phát triển, vấn đề xã hội cũng rất nan giải, đó là nạn thất nghiệp, thất học,tệ nạn xã hội, sự bần cùng hoá, khoảng cách giầu nghèo, các mâu thuẫn xã hội nổi lên khó kiểm soát. Đó chính là sự không hài hoà hay sự mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Trong vài thập kỷ gần đây, các quốc gia nhận thấy vấn đề thực hiện chính sách kinh tế để tăng trưởng kinh tế phải gắn với sự tiến bộ và công bằng xã hội (thực hiện chính sách xã hội). Vấn đề đặt ra mang tính chất toàn cầu bởi vấn đề này không chỉ cần thiết đối với các nước nghèo mà còn đối với tất cả những nước phát triển. Đặc biệt đối với nước ta, giải quyết bài toán phát triển kinh tế với bài toán chính sách xã hội rất cần thiết, tất yếu phải giải quyết trong sự nghiệp cải cách, đổi mới kinh tế, xoá bỏ sức ỳ và sự trì trệ xã hội, mâu thuẫn và hạn chế chính sách xã hội do những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Chính vì lý do trên em chọn đề tài tiểu luận: “Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta hiện nay”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 847
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2039
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 174
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16