CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN
cd
PHẦN I: LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC NGOÀI
1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất (Đúng)
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau. Mỗi phương thức sản xuất gồm có hai mặt: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất - quan hệ biện chứng với nhau. Do đó đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
2- Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao trình độ lý luận kinh tế (Đúng)
Những kiến thức về lịch sử kinh tế giúp cho người học hiểu được lý luận kinh tế cơ bản một cách sâu sắc hơn, phong phó hơn và trong mét chừng mực nào đó, cho phép người học có thể khái quát, nêu ra được lý luận mới.
3- Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao khả năng công tác thực tiễn (Đúng)
Nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của sự vật, hiện tượng, người học mới nắm được vấn đề một cách cơ bản nhất, khách quan nhất đồng thời giúp người học hiểu rõ và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử.
4- Khi nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân cần phải kết hợp cả phương pháp lịch sử và phương pháp logic (Đúng)
Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các sự kiện và hiện tượng với mọi tính chất cụ thể cuả chóng. Nã có ưu điểm là hết sức rõ ràng, nhưng lại có nhược điểm là hạn chế khả năng nhận thức của sử học. Còn phương pháp logic là sự khái quát, tổng hợp lý luận của tiến trình lịch sử. Nó phân tích lý luận dưới dạng thuần tuý trừu tượng, nên lại không nói lên mặt cụ thể của sự phát triển. Do đó cần kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này để tránh các khuynh hướng lệch lạc sau đây:
Mét là: Thiên về miêu tả các sự việc một cách vụn vặt, kể dài dòng và trình bầy la liệt
Hai là: Thiên về khái quát lý luận và suy diễn không coi trọng đúng mức việc sưu tầm, nghiên cứu các tư liệu lịch sử
5- Mầm mống của quan hệ sản xuất Tư bản đã xuất hiện trong lòng xã hội Phong kiến (Đúng)
Ở các thành thị Phong kiến, các thương nhân giầu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị Phong kiến. Họ tự đứng ra tổ chức xưởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hoá đem bán theo nhu cầu của thị trường, không cần lệ thuộc vào người thợ thủ công nữa. Nh vậy đã xuất hiện một tầng lớp người mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mống đầu tiên của quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến.
6- Các phát kiến địa lý là một nhân tố thức đẩy sù ra đời của CNTB (Đúng)
Các phát kiến địa lý đã ảnh hưởng tới thị trường thế giới và tác động tới thương nghiệp: Nghiệp vụ thương nghiệp quốc tế thay đổi: người ta không cần mang hàng đến chỗ buôn bán mà chỉ mang hàng mẫu, rồi ký hợp đồng, nhận hàng và trả tiền. Các hình thức tín dụng, kế toán thương mại quốc tế... trở thành công cụ phổ biến trong mọi hình thức buôn bán tạo nên cuộc cách mạng giá cả ở Châu Âu làm tan rã chế độ Phong kiến thúc đẩy quá trình hình thành CNTB, tạo ra bước nhảy vọt trong thương nghiệp và công nghiệp.
7- Phát hành công trái là một biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản ở nước Anh (Đúng)
Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản ở mỗi nước có những nét riêng biệt, diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở nước Anh quá trình tích luỹ nguyên thuỷ diễn ra sớm và mang nhiều phương pháp điển hình như tước đoạt ruộng đất của người nông dân, buôn bán nô lệ, phát hành công trái, thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp... bằng những biện pháp đó đến cuối Thế kỷ XVI, Tư bản Anh đã tích luỹ được khoảng 1triệu phun - Steclinh vàng bạc.
8- Cách mạng công nghiệp ở nước Anh diễn ra trong mét thời gian ngắn (Sai)
Cách mạng công nghiệp Anh là nước đầu tiên thực hiện cách mạng, tuân theo trình tự tõ thấp đến cao, tõ thủ công đến nửa cơ khí và cơ khí. Nó bắt đầu từ năm 1733 và hoàn thành vào năm 1825.
9- Trong giai đoạn độc quyền hoá, kinh tế TBCN phát triển chậm chạp (Sai)
Đặc điểm kinh tế nổi bật của các nước TBCN thời kỳ này là phát triển tương đối nhanh thể hiện giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng 7 lần trong đó Mỹ tăng 13, nguyên nhân là do sù thống trị của các tổ chức độc quyền. Do các nước Tư bản đã sử dụng được những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và áp dụng nhanh chóng vào sản xuất Õ TBCN phát triển nhanh hơn.
Do hệ thống thuộc địa của CNTB vẫn còn đang ổn định nên các nước Tư bản còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
10- Trong giai đoạn 1913 - 1945 kinh tế TBCN phát triển chậm chạp nhưng ổn định (Sai)
Trong thời gian này diễn ra hai cuộc chiến tranh và cuộc khủng hoảng (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn nhất làm cho kinh tế TBCN phát triển không đều và không ổn định. Các nước Tư bản lùi lại 20 năm về trước, và sự sụp đổ hoàn toàn của cơ chế " bàn tay vô hình".
11- Kinh tế các nước Tư bản phát triển nhanh và ổn định trong giai đoạn 1951 - 1970 (Đúng)
Trong 20 năm nền kinh tế các nước Tư bản tăng trưởng với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP khoảng 5,3%, các ngành công nghiệp phát triển nhanh, nguyên nhân là do:
- Ứng dông các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
- Nhà nước Tư bản độc quyền can thiệp vào đời sống kinh tế bằng phương pháp " chương trình hoá" với khả năng điều hành mét NS chi lớn
- Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các nước Tư bản
- Tăng cường quân sự hoá nền kinh tế
- Đẩy mạnh việc xuất khẩu kỹ thuật vào các nước đang phát triển
12- Khủng hoảng năng lượng 1973 - 1975 có tác động mạnh đến kinh tế các nước TBCN (Đúng)
Khủng hoảng xảy ra toàn diện và trầm trọng, sản xuất công nghiệp các nước giảm 11,6% đẩy lùi nền kinh tế TBCN lại 3 năm. Các nước phải đối mặt với khó khăn: thất nghiệp cao và lạm phát trầm trọng
13- Khủng hoảng kinh tế 1973 - 1975 ở các nước TBCN có biểu hiện khác biệt cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 (Đúng)
- Khủng hoảng 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, cung vượt quá cầu
- Khủng hoảng 1973 - 1975 là cuộc khủng hoảng thiếu, ngành sản xuất, chế tạo thiếu năng lượng (dầu mỏ) nguyên vật liệu để sản xuất Õ nền kinh tế trì trệ, đình đốn.
14- Cách mạng công nghiệp ở Bắc Mỹ diễn ra muộn và chậm chạp hơn cách mạng công nghiệp ở Anh (Sai)
Cách mạng công nghiệp Mỹ cũng tuân theo qui luật chung của cuộc cách mạng công nghiệp nhưng ở Bắc Mỹ cách mạng công nghiệp phát triển với tốc độ rất nhanh chóng so với các cuộc cách mạng công nghiệp khác. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp Mỹ đi từ công nghiệp nhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển sang phát triển công nghiệp nặng. Cách mạng công nghiệp Mỹ được tiến hành trong điều kiện rất phong phó, có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng mở mang hệ thống giao thông vận tải và có nguồn vốn, sức lao động kỹ thuật từ Châu Âu chuyển sang.
15- Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) thực chất là một cuộc cách mạng Tư sản (Đúng)
Cuộc nội chiến này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất TBCN và quan hệ sản xuất Phong kiến đang tồn tại ở nước Mỹ. Nó đã thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam mở đường cho trang trại kinh doanh theo phương thức TBCN phát triển ở Mỹ.
Quyền lực chính trị tập trung trong tay giai cấp Tư sản và chính sách kinh tế xoá bỏ mậu dịch tự do Õ bảo hộ công nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
16- Kinh tế Mỹ giai đoạn 1865 - 1913 phát triển chậm chạp (Sai)
Đây là thời kỳ nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh chóng và đa dạng. Về công nghiệp tõ sau nội chiến có sù gia tăng đáng chú ý về số lượng, chất lượng. Nguyên nhân là do cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) với việc thủ tiêu chế độ đồn điền ở miền Nam được coi là nhân tố quyết định cho sù phát triển nhanh chóng ở Mỹ. Thời kỳ này Mỹ vẫn tiếp tục thu hút được nguồn vốn sức lao động và kỹ thuật từ Châu Âu chuyển sang. Do những biến đổi trong cơ cấu của nền công nghiệp thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho sù phát triển công nghiệp ở Mỹ.