Mã tài liệu: 264552
Số trang: 0
Định dạng: zip
Dung lượng file: 27 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay, việc phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một vấn đề cấp bách và không thể thiếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy không phải là nền kinh tế chủ đạo nhưng thực tiễn phát triển đã chứng minh rằng, kinh tế tư nhân là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Nhờ có kinh tế tư nhân, vấn đề lao động - một vấn đề nhức nhối trong các xã hội phát triển - đã được giải quyết một cách đáng kể. Không những thế, kinh tế tư nhân cũng chính là động lực thúc đẩy khiến các thành phần kinh tế khác phát triển năng động hơn. Chính vì nh ững vai trò to lớn của kinh tế tư nhân mà ngay từ đại hội đảng VI, đảng ta đã chú trọng phát triển kinh tế tư nhân. Tháng 8 năm 1986, từ tổng kết thực tiễn, bộ chính trị đã khẳng định: “Thừa nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá và một kinh tế tư bản tư nhân ở một mức độ nhất định trong một thời gian tư ng đối dài, coi đó là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động”. Nghị quyết đảng X khẳng định: “Khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, quy mô và tính chất của các thành phần kinh tế này không đồng nhất. Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ và lao động của chính chủ sở hữu, không mang tính chất bóc lột. Trái lại, kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ tư hữu tư bản và bóc lột lao động làm thuê. Lý luận Mác - Lênin khẳng định sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo các thành phần kinh tế này theo chủ nghĩa xã hội là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của cả thời kỳ quá độ.” Có thể nói, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã nội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt kể từ năm 2006, khi chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Liệu chúng ta có thể thực hiện được mục tiêu đưa nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020? Chính từ những lý do khách quan trên mà trong bài tiểu luận này, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Trong bài viết này, tôi sẽ đi vào những vấn đề chính cơ bản sau đây:
1. Những vấn đề chung về kinh tế tư nhân
2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
3. Giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong tương lai
Trong đó, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một trong những giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong tương lai. Đó là sửa đổi bổ sung một số cơ chế chính sách
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16