Mã tài liệu: 262763
Số trang: 32
Định dạng: zip
Dung lượng file: 167 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Đặt vấn đề.
Qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội. Có thể nói, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã được xác lập và phát huy hiệu quả. Trong những thành công này có đóng góp một phần không nhỏ của bộ phận kinh tế Nhà nước (KTNN) với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế. Không còn nghi ngờ gì nữa KTNN là lực lượng đảm bảo cho mục tiêu XHCN ở nước ta.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của KTNN có những biểu hiện suy giảm. Trong khi các thành phần kinh tế khác có những biểu hiện phát triển vượt bậc, đặc biệt là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ cải cách tiến hành chậm, nhiều cơ chế chính sách còn vướng mắc chưa được tháo bỏ triệt để, tàn dư của chế độ quan liêu bao cấp vẫn còn nặng nề, vấn đề nợ đọng, lao động dôi dư chưa được giải quyết thoả đáng, còn những tranh cãi về mặt lí luận, nhiều ý kiến khác nhau chưa được tổng kết thực tiễn kết luận.
Phát triển KTNN là đòi hỏi sống còn với nền kinh tế và định hướng XHCN ở Việt Nam. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã nhấn mạnh sự cần thiết “ tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2001, Tr 189); Nghị quyết Hội nghị lần thức 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 3) đã đề ra các giải pháp cơ bản về vấn đề này theo hướng tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước. Để có thể thành công còn rất nhiều những khó khăn cần giải quyết. Đây là một vấn đề nghiên cứu rộng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tác giả của đề án đã chọn đề tài “Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu với hy vọng tìm hiểu sâu hơn về KTNN và đưa ra các kiến giải của nhiều nhà kinh tế giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về vấn đề này, đồng thời trong khả năng có thể đưa một vài tham luận của cá nhân đóng góp vào các giải pháp phát triển KTNN hiện nay.
Đề án tập trung giải quyết những vấn đề sau :
- Làm rõ khái niệm KTNN, cơ sở lý luận, sự cần thiết của vai trò chủ đạo của KTNN.
- Mô tả thực trạng của KTNN, thực trạng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân.
- Đưa ra và phân tích các giải pháp, đóng góp ý kiến nhằm phát triển KTNN.
Về mặt phạm vi nghiên cứu của Đề án, do KTNN là khái niệm rất rộng, khả năng của người viết còn nhiều hạn chế, Đề án chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của KTNN và có ảnh hưởng quyết định tới vai trò chủ đạo của KTNN.
Để hoàn thành việc nghiên cứu, tác giả xin chân thành cám ơn PGS . TS Mai Hữu Thực về sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và sự chỉ bảo, sửa chữa những điểm còn khiếm khuyết của đề án.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 122
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16