Mã tài liệu: 62711
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file: 108 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Ngay từ thế kỉ XVII, khoa học đã từng bước đưa ngành trồng trọt chăn nuôi trở thành cốt lõi của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Đến giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế công nghiệp bắt đầu được hình thành. Từ đó đã có hai cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước và máy phát điện. Và đặc biệt, với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu thế kỉ XX, loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, tất cả những sự vật nằm ngoài khả năng quan sát của giác quan con người. Hàng loạt những phát kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản... đến những hiểu biết về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ... Người ta ước tính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỉ và vượt trội tất cả các tri thức mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất mà ngày nay chúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bắt đầu vào khoảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được mở đầu bằng công nghệ thông tin (CNTT). CNTT là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm.
CNTT bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các máy vi tính, máy siêu tính... các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vi cho đến các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống. Một phần quan trọng nữa trong CNTT phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng... Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống huyết mạch quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội. Năm 1993 đã có 1 triệu người nối mạng, đến tháng 3 – 2000 số người dùng đã lên tới 280 triệu. Rõ ràng là mạng internet không còn là một phương tiện kĩ thuật thuần túy mà đã thành một môi trường mới cho mọi hoạt động của con người và có tác động rất lớn đến sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh.
Kết cấu đề tài này gồm:
Phần I. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức.
Phần II. Một số vấn đề chung về nền kinh tế tri thức
Phần III. Việt Nam với xu thế hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1557
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 187
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16