Mã tài liệu: 129874
Số trang: 99
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc đã đoàn kết gắn bó với nhau trong suốt trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn xác định: "Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam".
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta càng có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng các dân tộc ở nước ta, cũng như tiềm năng thế mạnh của từng dân tộc trên nguyên tắc "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau" góp phần xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị quyết và những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng, các miền trong nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đương nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở từng nơi, từng lúc còn có nhiều vấn đề đặt ra cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và đề xuất những giải pháp kịp thời.
Cũng như đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Kiên Giang nói riêng có truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, cách mạng kiên cường đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trước đây và trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặc dù ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay đã có đổi mới và tiến bộ hơn trước, nhưng nhìn chung đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn và sự chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, trình độ dân trí giữa đồng bào các dân tộc thiểu số so với đồng bào Kinh, giữa đồng bào dân tộc thiểu số này so với đồng bào dân tộc thiểu số khác, ở cùng một địa bàn dân cư hay từng địa phương như ở tỉnh Kiên Giang hiện nay còn khá rõ rệt. Đặc biệt là tình trạng phân hóa giàu nghèo - do tác động của nền kinh tế thị trường - đang tiếp tục diễn ra trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1:đặc điểm cư trú, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa
Chương 2:Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ,
Chương 3:Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 993
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 946
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 4007
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16