Mã tài liệu: 264703
Số trang: 11
Định dạng: zip
Dung lượng file: 70 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH NHẰM KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
Trước đây trong một thời gian dài , trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, khu vực kinh tế tư nhân không có điều kiện tồn tại, bị coi là một loại hình kinh tế xấu, vì nó là “tàn dư” của chế độ cũ, mang nặng tính chất bóc lột, ăn bám. Nhận thức ấu trĩ đó đã kì thị đến cả các doanh nhân hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân, bằng những ten gọi “ bọ tư thương”, “con buôn”, “bọn tư sản”. Chính vì vậy , trong thời gian này nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Trong phần này chúng ta sẽ làm rõ về tính cấp thiết của vấn đề đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế tư nhân về cả lý luận và thực tế.
* Khái niệm
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất
Kinh tế tư nhân bao gồm:
Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể tiểu chủ có vị tri rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh tiềm năng và hiệu quả về vốn , sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động
Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê.
Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.
*Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân ( bao gồm kinh tế cá thể, tiểu thủ,tư bản tư nhân ) là một tất yếu khách quan ( về mặt lý luận)
Trong thời kì quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước. Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn có vai trò quan trọng để phát triển , có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn … Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân được xác định là mội giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử, chủ nghió tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô hỡnh kinh tế thị trường và đó đạt được những thành công không thể phủ nhận. Ngày nay, nền kinh tế thị trường được xác định là thành tựu chung của nhân loại. Thực tế cho thấy chưa có nước nào thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường lại thiếu khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân như một động lực thúc đây sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại, nền kinh tế thị trường chính là môi trường hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân
Nền kinh tế mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. Theo đó, nếu không có kinh tế nhà nước sẽ không có định hướng xó hội chủ nghĩa, nhưng nếu không có kinh tế tư nhân, cũng sẽ không có kinh tế thị trường. Chính vỡ thế mà phỏt triển kinh tế nhiều thành phần nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16