Tìm tài liệu

Doi moi cai cach o Trung Quoc va Viet nam trong nen kinh te hang hoa va kinh te thi truong

Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường

Upload bởi: duongthuongdinh

Mã tài liệu: 209064

Số trang: 32

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 339 Kb

Chuyên mục: Kinh tế chính trị

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

I. HOÀN CẢNH TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI VÀ CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.

Đối với công cuộc cải cách, đổi mới thì hoàn cảnh có vai trò hết sức quan trọng. Tuy đó không phải là điều kiện quyết định đối với thành công của cuộc cải cách, đổi mới đó nhưng nó lại góp phần vào sự thành công và thắng lợi. Và thực tế lịch sử ở Việt Nam và Trung Quốc đã chứng minh điều đó. Qua nghiên cứu chúng ta thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về hoàn cảnh khi tiến hành cải cách, đổi mới.

1. Về điểm tương đồng: Thứ nhất cả Việt Nam và Trung Quốc đều tiến hành cải cách, đổi mới trong điều kiện điểm xuất phát thấp, nền kinh tế lạc hậu, và đều là những nước nông nghiệp với trình độ kĩ thuật lạc hậu, còn phụ thuộc vào “nền văn minh đòn gánh”, đời sống của nhân dân thuộc loại thấp, những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, ở vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; cơ sở công nghiệp yếu mỏng, mất cân đối, công nghiệp lạc hậu gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nơi sản sinh và nuôi dưỡng yếu tố bất lợi cho việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường. Trong khi đó nông nghiệp được coi là nghành chủ yếu nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng lạc hâu, trì trệ, công cụ canh tác còn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp kém, sản lượng ít không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Mặt khác cơ chế kinh tế khi chưa đổi mới kìm hãm nền kinh tế, nhiệt tình lao động, năng lực sáng tạo và nguồn lực tài nguyên chưa được khai thác, huy động đầy đủ, thậm chí còn bị xói mòn. Cơ chế kinh tế vận động thiếu năng lực, kém hiệu quả mất cân đối, nguy cơ bất ổn định tiềm tàng trong đời sống. Kinh tế xã hội tích nén lại, tình trạng thiếu hụt kinh niên đang gia tăng nhanh trong đời sống xã hội

Thứ hai cả hai nước có cùng chung ý thức hệ mong muốn thực hiện, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu, muốn bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Trong thời gian dài cả hai nước đều theo đuổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung mà có nguồn gốc là mô hình kinh tế kế hoạch hoá Xô Viết, mô hình đó đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng biểu hiện ở năng suất sút kém ở mọi nghành, kinh tế lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, đời sống nhân dân thiếu thốn, nhưng vẫn luôn hi vọng, tin tưởng vào sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội. Cả hai nước đều cùng chịu tác động của văn hoá, lịch sử truyền thống tương tự nhau. Di sản nặng nề của tư tưởng phong kiến, quan liêu vẫn phát huy và ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc, đó chính là nguyên nhân kìm hãm hai nước trong tình trạng trì trệ, kém phát triển lâu dài.

Thứ ba tuy hai nước bắt đầu cải cách và đổi mới không cùng thời gian nhưng bối cảnh quốc tế suốt thời kì đó không có sự thay đổi lớn và những yếu tố tác động đến cuộc cải cách này vẫn tồn tại. Đáng kể nhất là việc Liên Xô và các nước Đông Âu đang trong quá trình từ bỏ mô hình Chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết và chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đặc biệt lúc này kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế công nghiệp mới NIEs trong khu vực đã đạt được những thành tựu nổi bật và kinh nghiệm quý báu. Điều đó thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc phải đổi mới để theo kịp các nước. Đây cũng là lúc thế giới đang đi đến đòi hỏi sự hợp tác phân công lao động của tất cả các nước, xu hướng hợp tác hoá, quốc tế hoá ngày càng cao bất kể sự khác nhau về chính trị, văn hoá. Đồng thời nguy cơ các thế lực Tư bản chủ nghĩa và phản động đang tìm mọi cách phá hoại cách mạng, thực hiện âm mưu diến biến hoà bình để thay đổi, xoá bỏ chế độ Chủ nghĩa xã hội.

Thứ tư là sự yếu kém về năng lực lãnh đạo, tổ chức và sự trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội đã làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vào nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Vì thế cần phải sáng tạo trong đường lối kinh tế và công tác lãnh đạo phải triệt để sáng suốt.

2. Về sự khác biệt: Thứ nhất về điều kiện tự nhiên Trung Quốc là nước đông dân, lãnh thổ rộng lớn ( thứ ba trên thế giới ), chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật hiện đại do tạo được thị trường có nhiều ưu thế, hấp dẫn về tài nguyên, lao động. Tuy nhiên nó cũng tạo ra sự khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và quản lý Còn ở Việt Nam tuy ít dân hơn, diện tích cũng nhỏ hơn, quy mô vừa phải hợp lí, do đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận sự chỉ đạo vĩ mô của nhà nước.

Thứ hai về điều kiện xã hội: ở Việt Nam phải gánh chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm với hơn 30 năm đấu tranh không ngừng, đã tàn phá nền kinh tế nặng nề, khả năng phục hồi lâu, còn ở Trung Quốc không có chiến tranh mà chỉ có một số cuộc nội chiến, đụng độ ở vùng biên giới ít gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và cùng với đó là một số chính sách kinh tế xã hội như cuộc cách mạng đại văn hoá đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế, nó đã đẩy mạnh bánh xe tiến trình lịch sử Trung Quốc hàng chục năm. Mặt khác người Trung Quốc sớm tỉnh ngộ, nhận ra lý do đưa đất nước làm vào khủng hoảng nghèo nàn còn người Việt Nam chưa phân biệt được đâu là lỗi do chính trị, đâu là lỗi do mình nên chưa tìm được lối thoát cho nền kinh tế.[SPOILER TAG]

Thứ ba về điều kiện bên ngoài: Trung Quốc có một lực lượng đông đảo người Hoa và người Hoa kiều đang sống ở nhiều nước và khu vực trên thế giới đặc biệt là ở các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapo, Malaxia đây được coi là bốn nước Trung Quốc nhỏ, có tiềm năng về vốn, kỹ thuật, tri thức quản lý kinh doanh, truyền thống tổ chức chặt chẽ những người này có quan hệ mật thiết với đất nước, trợ giúp rất nhiều cho công cuộc cải cách, đổi mới ở Trung Quốc. Còn ở Việt Nam mặc dù cũng có một cộng đồng người Việt kiều đang sinh sống và học tập ở nước ngoài nhưng số lượng vừa phải, không đủ mạnh như Trung Quốc để góp phần vào sự phát triển chung của đất nươc.

Thứ tư về địa vị chính trị: Trung Quốc là nước có uy thế chính trị lớn, là một trong năm thành viên thường trực của hội đồng bảo an liên hiệp quốc. Trong những năm 60 Trung Quốc có sự phân biệt trong quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu, thắt chặt mối quan hệ chính trị kinh tế với Mĩ và các nước Tây Âu. Trong khi đó Việt Nam khi tiến hành cải cách, đổi mới còn đang bị Mĩ cấm vận nên gặp nhiều khó khăn, địa vị chính trị thấp kém.

Thứ năm là về thời điểm tiến hành cải cách: Trung Quốc tiến hành đổi mới sớm hơn Việt Nam (năm 1978) còn Việt Nam tiến hành năm 1986, do đó Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm tiếp thu trực tiếp từ Trung Quốc.

II. NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC:

Ngay từ đầu cuộc cải cách và đổi mới, Trung Quốc và Việt Nam đều xem xét và trước sau lần lượt xác định lựa chọn nền kinh tế thị trường, hàng hoá nhiều thành phần thay thế cho nền kinh tế tập trung cao độ trước đây. Từ đại hội XIV Đảng cộng sản Trung Quốc (tháng 10-1992), Trung Quốc tuyên bố mục tiêu của họ là thực hiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam từ đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng khái niệm kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dù có khác nhau về chữ nghĩa, nhưng cả hai loại quan điểm trên đều có nhiều cái chung: thứ nhất là đều chủ trương lấy chế độ công hữu làm nền tảng, tuy có thừa nhận tính đa dạng của các thành phần kinh tế khác nhau; thứ hai là đều xem phân phối theo lao động là chính, đồng thời thừa nhận các hình thức phân phối khác nhau; thứ ba là khẳng định vai trò định hướng và khống chế của nhà nước; đồng thời thừa nhận vai trò điều tiết thị trường. Sở dĩ có những quan điểm chung này là vì Việt Nam và Trung Quốc có những nét tương đồng về hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Tuy nhiên giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn có những sự khác nhau trong cách làm và thực hiện các chính sách, kế hoạch

[FONT=Times New Roman]Lời mở đầu

Nội dung

I. Hoàn cảnh tiến hành đổi mới và cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam

1. Điểm tương đồng

2. Điểm khác biệt

II. Nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường ở Trung Quốc và Việt Nam

1. Ở Trung Quốc

2. Ở Việt Nam

III. Những cải cách và đổi mới trong kinh tế ở Trung Quốc và Việt Nam

1. Chế độ sở hữu

2. Nông nghiệp

3. Công nghiệp

4. Kinh tế đối ngoại

IV. Đường lối và chính sách mở cửa ở Trung Quốc và Việt Nam

V. Thành tựu đạt được ở Trung Quốc và Việt Nam trong cải cách, đổi mới

1. Ở Trung Quốc

2. Ở Việt Nam

VI. Những bài học kinh nghiệm trong đổi mới, cải cách

1. Ở Trung Quốc

2. Ở Việt Nam

Kết luận

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
  • Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Những cải cách và đổi mới trong kinh tế ở ...

Upload: giao_duc_res

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 513
Lượt tải: 17

Nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường ở ...

Upload: to_thien_an

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 508
Lượt tải: 16

Nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường ở ...

Upload: su_beo_sb

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 449
Lượt tải: 16

Đổi mới tài chính trong nền kinh tế thị ...

Upload: typapie_1111

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 429
Lượt tải: 16

Đổi mới tài chính trong nền kinh tế thị ...

Upload: letuanth

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 409
Lượt tải: 16

Sự tương đồng và khác biệt trong cải cách ...

Upload: traihanxulanh

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1437
Lượt tải: 16

So sánh Cải cách kinh tế ở Trung Quốc và ...

Upload: hongquang78

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 812
Lượt tải: 24

Thành tựu đạt được ở Trung Quốc và Việt Nam ...

Upload: mvhiennevn

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 406
Lượt tải: 18

Thành tựu đạt được ở Trung Quốc và Việt Nam ...

Upload: nam3le5z

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 492
Lượt tải: 18

Vai trò kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị ...

Upload: porsche55555

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 402
Lượt tải: 16

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng ...

Upload: manh_2205

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 399
Lượt tải: 16

xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng ...

Upload: hoang_tien_pt

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 407
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam ...

Upload: duongthuongdinh

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 510
Lượt tải: 16

Khoa học xã hội Kinh tế chính trị
Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường [FONT=Times New Roman] NỘI DUNG I. HOÀN CẢNH TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI VÀ CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM. Đối với công cuộc cải cách, đổi mới thì hoàn cảnh có vai trò hết sức quan trọng. Tuy đó không phải là điều kiện quyết định đối với thành công của pdf Đăng bởi
5 stars - 209064 reviews
Thông tin tài liệu 32 trang Đăng bởi: duongthuongdinh - 22/03/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 22/03/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đổi mới cải cách ở Trung Quốc và Việt nam trong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường