Mã tài liệu: 129571
Số trang: 175
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp và kinh tế nông thôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Bởi vì, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có ý nghĩa cốt tử của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước đi
lên từ một nền nông nghiệp kém phát triển. Để đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng thuần nông, tự cấp, tự túc, phát triển thành nền nông nghiệp sản xuất (SX) hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đồng thời đặt nó vào vị trí trọng yếu trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Một trong những nội dung trọng tâm của CNH nông nghiệp, nông thôn là khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống (LNTT), vì nó tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động dôi dư trong nông nghiệp vào các hoạt động dịch vụ và SX phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân. Nhờ đó tránh được luồng di dân ồ ạt từ nông thôn vào thành phố, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế mở, đẩy mạnh SX hàng xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa chính trị-xã hội to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vùng ven Thủ đô Hà Nội bao gồm các huyện ngoại thành và các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên có mật độ dân số lao động trong nông thôn vào loại cao nhất của cả nước và cũng là loại cao của thế giới. Trong khi đó ruộng đất bình quân đầu người và năng suất lao động lại thấp, sản lượng không ổn định. Do đó vấn đề việc làm và đời sống đặt ra gay gắt. Hơn nữa khi SX nông nghiệp phát triển dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến làm cho năng suất ruộng đất và năng suất vật nuôi cây trồng đều tăng cao thì điều đó vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi tất yếu phải phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ ở nông thôn, trong đó phát triển LNTT là một hướng cơ bản khả thi đối với vùng ven Thủ đô Hà Nội. Đây là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu, luận giải để vạch ra những căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng, những giải pháp phát triển đúng đắn. Chính vì vậy, mà vấn đề phát triển LNTT trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1:Phát triển làng nghề truyền thống
Chương 2:Tiềm năng và thực trạng
Chương 3:Những phương hướng và giải pháp cơ bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 140
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 16