Mã tài liệu: 147765
Số trang: 20
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH), xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Việt Nam đang ra sức cố gắng đàm phán với các đối tác song phương và đa phương để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới (từ Đại hội VI của Đảng đến nay) tư duy về kinh tế thị trường ở nước ta từng bước được hình thành, phát triển và phát huy hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội. Tại đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Qua các kì Đại hội, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là một thách thức lớn và trên cơ sở đó đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá mà trước hết công việc mang tầm chiến lược là cổ phần hoá các DNNN. Đến nay hệ thống các DNNN đã được sắp xếp lại khá căn bản, được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới hình thành và ngày càng hoàn thiện giúp các doanh nghiệp chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Đổi mới DNNN gắn liền với công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và cạnh tranh trên thị trường, là một công việc gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý trong đó cổ phần hoá một bộ phận DNNN là một trong những nội dung đổi mới quản lí DNNN. Chương trình cổ phần hoá được thưc hiện từ năm 1992 theo Quyết định 202/CT - HĐBT về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Cổ phần hóa là động lực để có thể huy động được nguồn vốn khổng lồ, trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì đổi mới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài: "Đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận của Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam".
Kết cấu đề tài:
Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước
Phần 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Phần 3: Định hướng và giải pháp cổ phần hoá một bộ phận DNNN trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16