Mã tài liệu: 99992
Số trang: 48
Định dạng: docx
Dung lượng file: 121 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Như chúng ta đã biết, thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, và như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Cách mạng tháng Mười đã mở ra con đường giải phóng các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ”.
Đối với Việt Nam, có thể nói, thời kì quá độ thực sự được bắt đầu vào những năm 54, khi Đảng ta xác định: “Nội dung cơ bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại”.
Tuy nhiên,có thể nói, kể từ đó đến nay, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đã trải qua không ít thăng trầm.
Nhìn lại những bước phát triển trên con đường quá độ,trước hết, phải khẳng định, chúng ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ, như trong thời kì những năm 55-64, khi nền kinh tế của miền Bắc đã thực sự tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Hay như giai đoạn những năm 65-75, với mô hình kinh tế “ cộng sản thời chiến” chúng ta đã động viên được một cách hiệu quả các nguồn lực trong cả nước để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh ác liệt với đế quốc Mĩ.
Nhưng bên cạnh đó, một số sai lầm không nhỏ cũng là thực tế mà không ai có thể phủ nhận. Điển hình cho những sai lầm trong thời kì quá độ mà chúng ta từng mắc phải, chính là giai đoạn những năm 76-86 khi đất nước ta phải chịu đựng những đảo lộn kinh tế và xã hội với một quy mô lớn. Đây cũng là thời kì mà mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 đầu những năm 80. Sai lầm của chúng ta trong giai đoạn này chính là việc duy trì một mô hình không còn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, do đó đã gây ra những hậu quả trầm trọng cho nền kinh tế.
Nhận thức được sai lầm cuối những năm 70, đầu những năm 80, chúng ta đã tiến hành những cải cách to lớn kể từ năm 86, sự cải tổ đó chính là việc xoá bỏ nền kinh tế mệnh lệnh vốn đã duy trì trong một thời gian dài, thay thế vào đó chúng ta xây dựng một mô hình kinh tế hàng hoá để thực hiện sự quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội.
Kể từ những năm 86 cho đến nay, thực tiễn đất nước chuyển sang mô hình kinh tế mới đang chứng minh tính khách quan, khoa học, hiệu quả của mô hình kinh tế đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định, con đường quá độ của đất nước ta đã hoàn thành, thực tế cho thấy chúng ta vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn để xây dựng một lực lượng sản xuất mới, một quan hệ sản xuất mới thực sự tiến bộ.
Chính bởi vậy, nên việc nghiên cứu con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta,cho đến nay vẫn là một vấn đề mang tính chất thời đại. Bởi những lí do đó mà em đã chọn đề tài : “Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần I: Những lí luận chung về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Phần II: Những vấn đề trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam .
Phần III: Quan điểm và giải pháp thực hiện thắng lợi quá độ lên CNXH ở nước ta.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 71
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 129
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16