Mã tài liệu: 259196
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 105 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Hoà cùng với xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước chúng ta cũng đang song song thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trên con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam có rất nhiều mục tiêu phải đạt được, nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, chúng ta gặp khá nhiều khó khăn bởi sự nghèo nàn về cơ sở vật chất, sự yếu kém trong công nghệ sản xuất, năng suất lao động thấp, . Trong khi đó Chủ nghĩa xã hội nhắm tới việc xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì thế xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của đất nước ta. Tuy nhiên, để đẩy nhanh việc tạo dựng nền tảng đó cần có phương tiện, cách thức thực hiện hữu hiệu, đó là Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá VII của Đảng ta (1994) là: “ quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Và tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), khi thông qua đường lối đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Tại Đại hội này, Đảng ta cũng xác định rõ mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
Vai trò của Công nghiệp hoá và hiện đại hoá tỏ ra hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đổi mới toàn diện đất nước, cho nên Nhà nước ta cần hoạch định chiến lược, bước đi rõ ràng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng con đường tối ưu. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta cần nhìn lại những điều đã và đang làm được cũng như những tồn tại cần giải quyết trong từng ngành cụ thể (trong bài tiểu luận này, người viết khái quát thực tiễn xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam). Từ đó rút ra những vẫn đề cần khắc phục và kiến nghị một số giải pháp thực tiễn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16