Mã tài liệu: 148502
Số trang: 17
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Nền kinh tế nước ta từ trước những năm 90 của thế kỷ 20 là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sự thiếu năng động của mọi thành phần kinh tế cũng như các chính sách, chiến lược kinh tế chính trị lúc bấy giờ đã làm cho kinh tế trong nước yếu kém, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn. Kể từ khi nhận thức được điều đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, chuyển đổi kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói sự thay đổi này đã làm “ thay da đổi thịt” nền kinh tế trong nước. Hơn mười năm qua là những năm nền kinh tế mang lại nhiều thành tựu lớn cả về mặt xã hội, kinh tế, chính trị. Đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước không những giữ vững được ổn định về chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng đáng kể 13,5%/năm, sản xuất lương thực, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt là chúng ta đã có sản phẩm chế biến xuất khẩu sang các thị trường được coi là khó tính như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các ngành dịch vụ, du lịch cũng có chiều hướng tăng trưởng mạnh, hạn ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, điều này đã thu hẹp dần khoảng cách giữa nước ta với bạn bè thế giới…
Bên cạnh những thành tựu to lớn chúng ta đã đạt được cũng cần phải kể đến những hạn chế nảy sinh và tồn tại song song trong quá trình xây dựng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta như nạn thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo, giá trị đạo đức bị coi nhẹ, tình trạng đối xử bất bình đẳng xảy ra ở một vài bộ phận dân chúng, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng kinh tế... Những hạn chế này gây ra những cản trở lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, hiện đại và văn minh theo định hướng XHCN. Để giải quyết được những mâu thuẫn này, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội thông qua các lần họp trong các kỳ đại hội Đảng, tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi có các sách lược sáng suốt và tinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết các mâu thuẫn đó nhằm đưa nền kinh tế nước ta đi đúng hướng, phát triển đúng mục tiêu XHCN, đồng thời để hiểu rõ hơn bản chất của các mâu thuẫn trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bàn về những mâu thuẫn trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”
Tiểu luận bao gồm các nội dung chính sau:
1.Tính tất yếu và đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 2067
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 182
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 127
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16