Mã tài liệu: 256542
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 97 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Trong thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX rất nhiều nước trên thế giới đặt vấn đề xem xét lại khu vực công về quy mô và khả năng điều hành sự phát triển của đất nước, đặc biệt một số nước như Anh, Mỹ. Những nước này đã đưa ra mô hình Quản lý công mới (Hành chính phát triển) thay thế cho mô hình Hành chính công truyền thống.
Hành chính truyền thống được hiểu là cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc các kiểu nhà nước trong lịch sử, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, trên cơ sở những nguyên tắc, quy tắc nhất định do nhà nước hoặc các chủ thể đặt ra mà bản chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”, phương thức hoạt động dựa trên cơ sở thi hành các quy định một cách “cứng nhắc”, lấy tổ chức thứ bậc chặt chẽ, trình tự, thủ tục và việc thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục đó làm biện pháp tối ưu mà ít quan tâm đến kết quả hoạt động của nhà nước, của các cơ quan, tổ chức hay của công chức nhà nước.
Hành chính phát triển (Quản lý công mới) thường được sử dụng khi nói đến “Mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị trừơng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”.
Trong điều kiện kính tế - xã hội phát triển nhanh chóng như ngày nay, nền hành chính nhà nước có sự phát triển theo xu hướng tiến bộ tích cực chuyển từ hành chính cai trị sang hành chính phục vụ, chuyển từ Hành chính công truyền thống sang Quản lý công (Hành chính phát triển) là xu hướng phổ biến trên thế giới và là một tất yếu, xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, về quy mô của Chính phủ, nhiều quốc gia cho rằng bộ máy của Chính phủ quá lớn, chi phí cho việc duy trì bộ máy đó ngày càng tăng trong khi đó hiêu quả hoạt động của nó ngày càng giảm đi. Do đó cần phải xem xét lại quy mô và vai trò của Chính phủ. Theo quan điểm mới, vai trò của Chính phủ chuyển từ “chèo thuyền” sang “lái thuyền”. Nhà nước không nên ôm đồm làm hết mọi dịch vụ mà nên dân chủ hoá gắn liền với phân quyền, xã hội hoá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, chất lượng dịch vụ công chất lượng thấp, loại hình kém đa dạng, phong phú giá cả lại cao hơn khu vực tư. Mặt khác, về bối cảnh và xu hướng thời đại tác động đến mô hình hành chính công truyền thống dẫn đến sự xuất hiện mô hình hành chính phát triển. Đó là: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đòi hỏi sự đièu chỉnh kinh tế và phát triển nền hành chính; sự phát triển nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá kinh tế điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế và do đó ảnh hưởng đến nền hành chính công của mỗi nước trong quá trình hội nhập. Xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội do trình độ dân trí được nâng cao; tình thế chung buộc Nhà nước phải một mặt xã hội hoá, tư nhân hoá, chấp nhận sự tham gia của công chúng vào công việc quản lý nhà nước, đồng thời phải can thiệp ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế- xã hội và cải tiến mô hình nền hành chính công và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người dân - những “khách hàng” của nền hành chính.
Mục tiêu của hành chính phát triển là: Bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất; dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính.
Chương 18 đề cập đến việc đánh giá kết quả hoạt động trong nền hành chính phát triển, trong đó các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động áp dụng vào quản lý hành chính công có thể mang lại hiệu quả lớn hơn song cũng đưa đến những rủi ro đáng kể, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 6008
⬇ Lượt tải: 85
📎 Số trang: 316
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1496
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 6045
⬇ Lượt tải: 159
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 958
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 739
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1023
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 848
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 851
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 17