Mã tài liệu: 255519
Số trang: 31
Định dạng: doc
Dung lượng file: 210 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
1- Lý do chọn đề tài.
Trong thời kỳ mới, Đảng ta tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Sự nghiệp CNH,HĐH càng phát triển và đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) với tư cách là hạt nhân lãnh đạo chính trị phải trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Qua 81 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng được 1 hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng".
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Thành tựu của hai mươi lăm năm đổi mới đã đưa đất nước ta sang một trang sử mới. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển, an ninh – quốc phòng được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế được nâng cao.
Bên cạnh những thuận lợi là vậy, song vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đảng ta nhận định, thách thức chủ yếu vẫn là nguy cơ bên trong. Nổi lên là: “ Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn và đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng sự phân hóa giàu nghèo và sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành còn yếu kém, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi Đảng ta, các tổ chức cơ sở Đảng phải đổi mới chính mình, củng cố xây dựng đội ngũ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Do đó Đảng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.Với ý nghĩa quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng, để đóng góp vào việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp đổi mới, trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào thực tiễn.
Với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng như vậy nên em lựa chọn chuyên đề : “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Hua Păng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La” làm chuyên đề tốt nghiệp hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính của em tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.Trong khuôn khổ của đề tài này em sẽ làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Hua Păng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La, đồng thời đưa ra những ưu điểm, mặt mạnh, những yếu kém tồn tại và một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Hua Păng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La trong giai đoạn mới.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT. 2
Phần mở đầu. 3
Chương 1. 7
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. 7
của tổ chức cơ sở Đảng. 7
1.1- Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng: 7
1.2- Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng: 8
1.2.1. Quan điểm của Mác - Lê nin về tổ chức cơ sở đảng. 8
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 9
1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. 9
1.3- Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng. 10
1.3.1.Chức năng. 10
1.3.2. Nhiệm vụ: 11
1.4- Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. 12
1.4.1.Khái niệm năng lực lãnh đạo: 12
1.4.2.Khái niệm về sức chiến đấu: 12
Chương 2. 14
Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. 14
xã Hua Păng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua. 14
2.1: Khái quát đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hua Păng – huyện Mộc Châu. 14
2.1.1: Đặc điểm về tự nhiên. 14
2.1.2: Đặc điểm về kinh tế. 14
2.1.3: Đặc điểm về xã hội. 14
2.2: Tình hình tổ chức và hoạt động của Đảng bộ xã Hua Păng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. 14
2.2.1: Về hệ thống tổ chức. 14
2.2.2: Tình hình hoạt động của Đảng bộ xã Hua Păng – huyện Mộc Châu. 15
2.3- Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Hua Păng những năm vừa qua: 16
2.3.1.Những kết quả đạt được: 16
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém: 19
Chương 3. 21
Phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ xã Hua Păng – huyện Mộc Châu –tỉnh Sơn La 21
3.1- Mục tiêu và phương hướng: 21
3.2- Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Hua Păng: 22
3.2.1. Xác định đúng nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ: 22
3.2.2. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 24
3.2.3. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ và đảng viên trong Đảng bộ: 25
3.2.4. Công tác phát triển đảng viên: 27
3.2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng: 28
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra Đảng: 29
3.2.7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với chính quyền và các đoàn thể: 31
3.2.8. Đề cao trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra của cấp trên. 33
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 34
1- Kiến nghị 34
2. Kết luận. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 2327
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 830
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 1761
⬇ Lượt tải: 25