Mã tài liệu: 212314
Số trang: 13
Định dạng: doc
Dung lượng file: 169 Kb
Chuyên mục: Khoa học xã hội
[FONT="Times New Roman"]LỜI MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thủy điện và giao thông thủy. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên quốc gia. Nước là tài nguyên quý giá, có hạn và dễ bị ô nhiễm. Bên cạnh những mặt lợi, nước cũng có thể gây ra tai họa cho người và môi trường. Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và cộng tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến tài nguyên nước ở nước ra đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cường khai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp, . Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và chống suy thoái tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước quốc gia. Theo điều 3 Luật Tài nguyên nước 1998 quy định : "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
"Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Do vậy, Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Như vậy, có thể hiểu, bảo vệ tài nguyên nước chính là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 2687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 978
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1125
⬇ Lượt tải: 20