Mã tài liệu: 264599
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
A.Đặt vấn đề
Từ năm 1986 trở về trước, nền kinh tế nước ta mang nặng tính tự túc tự cấp, vận hành theo cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và có nhiều sai lầm trong nhận thức về mô hình xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã không nhận thức đúng về kinh tế thị trường, cho rằng sản xuất hàng hoá là hình thức tổ chức của Chủ nghĩa tư bản, đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế và thành phần kinh tế; coi nhẹ qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh; chỉ thấy mặt tiêu cực của thị trường. Vì vậy mà nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khô cứng, chậm phát triển, tụt hậu so với thế giới, khủng hoảng Kinh tế - Xã hội trầm trọng, mức sống của người dân thấp.
Tháng 12/ 1986, Đại hội Đảng VI đã thừa nhận sai lầm chủ quan, duy ý chí đó và đề ra chủ trương phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân.
Đến Đại hội VII của Đảng (6/1991), sau những thành tựu đạt được, Đảng ta càng khẳng định dứt khoát về vấn đề Kinh tế thị trường. Đại hội cho rằng “phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết để giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội”.
Những thành tựu mà chúng ta đạt được sau hơn 10 năm đổi mới đã khẳng định đường lối của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Nền kinh tế thị trường có vai trò rất to lớn trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nó góp phần giải phóng sức lao động, phát triển lực lượng sản xuất, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giúp Đảng ta thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn nổi lên một số vấn đề bất cập như nguy cơ chệch hướng Xã hội chủ nghĩa, những tệ nạn xã hội phát sinh khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, kỷ cương pháp luật không nghiêm, sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội có chiều hướng tăng... Vì vậy mà chúng ta cần nắm rõ bản chất, đặc điểm của kinh tế thị trường, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa để khắc phục những nhược điểm trên.
Xuất phát từ tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà em chọn đề tài “Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Xuân Hợi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16