Mã tài liệu: 213387
Số trang: 88
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,736 Kb
Chuyên mục: Báo chí
PHẦN MỞ ĐẦU
Với khẩu hiệu “Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta nhất định thắng!’’, cách đây 72 năm, cuộc đình công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12 rạng sáng ngày 13-11-1936, kéo dài hơn 20 ngày đó làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp và buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như tăng lương, giảm giờ làm, không đánh đập người lao động .
Cuộc đình công này biểu thị ý chí quật cường của những người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, đó để lại cho tổ chức Đảng và giai cấp công nhân vùng mỏ bài học to lớn về tập hợp lực lượng, tính kỷ luật trong đấu tranh, sự đùm bọc tương thân, tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp. Bài học này đó đồng hành với cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân, nhân dân vùng mỏ thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng Tháng 8-1945; trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng vùng mỏ 25-4-1955 và sau đó là kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Chính vì lẽ đó, sau ngày giải phóng vùng mỏ, Đặc khu uỷ Hồng Quảng đó quyết định chọn ngày 12-11-1936 là Ngày miền mỏ bất khuất nay gọi là Ngày truyền thống công nhân Mỏ và tổ chức kỷ niệm hàng năm. Đến năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đó quyết định lấy ngày 12-11 làm ngày truyền thống ngành than.
Từ Xí nghiệp Quốc doanh Than Hòn Gai năm 1955 nay đó trở thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), giữ vị trí chủ lực của nền kinh tế, kinh doanh đa ngành với ngành than là nền tảng. Đến nay Tập đoàn Than Việt Nam đó có 10 đơn vị trực thuộc và 45 công ty con với hơn 110.000 CBCNVC-LĐ (trong đó có gần 20% là đảng viên); dự kiến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành chương trình cổ phần hóa các công ty nhà nước.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Giai cấp công nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, và đặc biệt là giai cấp công nhân mỏ, họ thường xuyên phải chịu đựng những môi trường làm việc bụi bặm, nguy hiểm và vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên trên hết là tinh thần công nhân, tinh thần giai cấp, phát huy những truyền thống quý báu của giai cấp mình trong lao động và chiến đấu.
Sản phẩm truyền hình này, mục đích chính là để biểu dương và tôn vinh tinh thần bất khuất của công nhân vùng than. Bất kể sống trong thời kỳ nào thì trong họ vẫn luôn cháy một ngọn lửa của tình yêu nghề, yêu quê hương, yêu đất mỏ anh hùng. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, dường như mọi người, họ thường quan tâm và biết đến nhiều hơn những nghề như: kỹ sư, bác sĩ hay cán bộ văn phòng và vì thế, không mấy ai còn nhớ đến những người lao động âm thầm trong hầm lò hay những công trường than bụi bặm cả ngày không nhìn thấy ánh mặt trời.
Tác phẩm này, ngoài việc tôn vinh tinh thần công nhân mỏ còn với một mong muốn nhắc nhở mọi người về một đội ngũ công nhân lao động đang có mặt trong đời sống của chúng ta và nghề nghiệp của họ cũng đáng quý như chính con người của họ vậy.
Đề tài: Phóng sự tài liệu truyền hình "Đất mỏ xưa và nay"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 882
⬇ Lượt tải: 28
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16