Mã tài liệu: 118693
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,175 Kb
Chuyên mục: Báo chí
Theo những tài liệu nước ngoài, khái niệm phóng sự lần đầu tiên đã được người Anh sử dụng với nghĩa để chỉ sự mô tả những đám cháy, những trận lụt, những kỳ họp quốc hội hoặc những cuộc chiến tranh... Sau đó ít lâu, trên báo chí ở nước Pháp, phóng sự cũng xuất hiện với tư cách là bài viết về quá trình điều tra của phóng viên đối với những con người, sự việc chứa đựng nhiều điều bí ẩn như cảnh sống trong tù hoặc đời của những kẻ ngoài vòng pháp luật. Với sự khởi đầu như vậy, phóng sự nhằm thoả mãn sự hiếu kì, sự khao khát của công chúng bằng những thông tin lí thú, độc đáo.
Trong thời kì ban đầu, thể loại phóng sự được khai thác từ nhiều góc độ theo những quan niệm khác nhau. Người Đức coi phóng sự chỉ đơn giản là sự đưa tin và như vậy, nhìn chung nó không khác mấy so với tin tức. Người Mỹ rất chú ý đến khả năng diễn tả những cuộc cãi vã trong các kỳ họp quốc hội của phóng sự, trong khi người Pháp lại quan tâm hơn đến khả năng trình bày những kết quả điều tra đối với những sự việc, con người tiềm chứa những bí ẩn của thể loại này. Có lẽ cũng vì lí do đó, trong từ điển Oépxtơ của Mỹ phóng sự được coi là “sự mô tả, sự tường thuật một cuộc họp quốc hội”, còn người Pháp lại gọi phóng sự bằng một khái niệm khác là “điều tra”.
Trải qua quá trình phát triển, phóng sự đã dần dần ổn định với tư cách một chỉnh thể, trên cơ sở của những sự kiện đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự, phóng sự vừa đảm bảo tính xác thực của nội dung, đồng thời có khả năng giải quyết những vấn đề do bản thân sự kiện đặt ra. Bởi lẽ đó trong phóng sự mặc dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận.
Trong thực tế, phóng sự thường trộn những vấn đề và sự kiện đang tạo được sự quan tâm của dư luận để làm mục đích phản ánh. Trong đó tác giả trình bày diễn biến của sự thật, thông qua đó chứng minh cho kết luận của mình. Cũng có thể tác giả là một người phản ánh một cách khách quan và đề xuất những vấn đề nóng bỏng của hiện thực.
Kết cấu đề tài:
I. Lý luận báo chí nước ngoài về thể loại phóng sự
II. 05 bài phóng sự tiêu biểu cho 05 dạng đã học. Vận dụng lý thuyết để nhận xét, đánh giá
III. Phóng sự
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1698
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 3146
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1190
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1240
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1009
⬇ Lượt tải: 17