Mã tài liệu: 83876
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file: 615 Kb
Chuyên mục: Thống kê
Thực tế phát triển đã khẳng định từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại, công nghiệp hóa là một bước đi tất yếu mà mỗi quốc gia đều phải trải qua. Ở Việt Nam nói chung và ở Phú thọ nói riêng nó được coi như một quá trình mang tính quy luật.
Cốt lõi của công nghiệp hóa là sự đổi mới về kỹ thuật (phần cứng) và công nghệ (phần mềm) nhằm chuyển từ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp lên trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn trong mọi lực vực của nền KTQD.
Là một địa bàn có nhiều tiềm năng thế mạnh, Phú Thọ đã có bước phát triển nhất định, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã và đang trở thành một ngành sản xuất vật chất quan trọng. Để xây dựng Phú Thọ giàu mạnh, xã hội văn minh theo con đường XHCN, vấn đề then chốt là phải từng bước công nghiệp hóa nền kinh tế. Thực hiện kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gắn liền với mở cửa không nằm ngoài mục đích nêu trên. Do đó, sự phát triển công nghiệp trên địa bàn Phú Thọ sắp tới sẽ thu hút quan tâm rất lớn của các Sở, ngành và nhân dân trong tỉnh, của các ngành TW, các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước.
Không thể nói đến sự phát triển mạnh mẽ vững chắc của nền công nghiệp địa phương mà lại thiếu tổng kết sâu sắc tình hình vừa qua và vạch ra những định hớng phát triển ngắn hạn, dài hạn có tính chất chiến lược, theo một chương trình có lựa chọn và một quy hoạch thống nhất. Đối với Phú Thọ việc định hớng phát triển công nghiệp để có chủ trương phù hợp, nhất quán phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết là các yếu tố quan trọng sau: Tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu cây trồng vật nuôi, yếu tố thị trường, vấn đề lao động kỹ thuật, cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn, thứ tự ư tiên trong đầu, vấn đề chuyển giao công nghệ, giải quyết vấn đề cán bộ quản lý, kỹ thuật, vấn đề quản lý vĩ mô, lợi thế so sánh khu vực.
Trước những nhiệm vụ hết sức nặng nề trên để có hướng đi đúng đắn đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách tỷ mỉ có khoa học tổng kết đánh giá lại toàn bộ những gì đạt được và những gì còn chưa đạt được để từ đó định hướng phát triển công nghiệp một cách bền vững, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tối ư các nguồn lực. Để có thể đánh giá một cách chính xác khoa học như vậy chỉ có phương pháp phân tích thống kê.
Ngoài lời nói đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương.
Chương I: Hệ thống chỉ tiêu phân tích sự phát triển công nghiệp
Chương II: Đặc điểm vận dụng phơng pháp dãy số thời gian để phân tích và dự báo phát triển công nghiệp Phú thọ.
Chương III: Vận dụng phân tích và dự báo phát triển công nghiệp từ 200 - 2002.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16