Mã tài liệu: 300059
Số trang: 84
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 18,328 Kb
Chuyên mục: Sinh học
MS: LVSH-STH012
SỐ TRANG: 84
NGÀNH: SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, ngay từ thời tiền sử con người đã
biết sử dụng hoa, quả, củ của các loài cây hoang dại để làm thức ăn. Do đó, con người cần phải nhận biết
các loài cây ăn được, khác với các loài cây không ăn được thông qua một hay một vài đặc điểm bên ngoài.
Đến khi nghề nông phát triển thì số lượng loài cây mà con người biết đến ngày càng nhiều. Vì vậy một
yêu cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để đưa vào sử dụng trong đời sống. Nhiệm vụ của phân loại
học lúc đầu là tìm ra phương pháp sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại riêng biệt. Về sau nhờ sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học thuyết Đacuyn, phân loại học thực vật đã đặt ra cho
mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy
phải phản ánh được quá trình tiến hóa của thực vật.
Sự phát triển của thực vật học luôn gắn liền với sự phát triển tri thức khoa học của loài người, cùng
với sự phát triển về phương pháp và công cụ nghiên cứu, ngày nay giới thực vật được sắp xếp ngày càng
phù hợp với tự nhiên hơn, làm sáng tỏ quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi, các họ. Điều này không
những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tế rất lớn, góp phần vào việc phát triển,
sử dụng những cây có lợi và hạn chế những cây có hại.
Họ Quao (Bignoniaceae) là một trong những họ thực vật thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), với
khoảng hơn 107 chi và 900 loài , phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, họ
Quao có khoảng 8 chi với 22 loài và 3 taxon dưới loài phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng
ven biển đến núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị tài nguyên như làm thuốc, làm cảnh, cho gỗ, cho
rau ăn,… Riêng vùng Nam Bộ - Việt Nam theo kết quả của nghiên cứu này có 7 chi với 8 loài và 1 taxon
dưới loài.
Ở vùng Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đã có một số tác giả nghiên cứu về họ Quao
(Bignoniaceae), nhưng những nghiên cứu này hoặc đã lâu, hoặc chỉ sơ bộ nên việc điều tra, nghiên cứu họ
thực vật này một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật được nhiều thông tin nhất là một trong những
nhiệm vụ cần thiết và thiết thực trong công tác nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam, tiến tới góp phần biên
soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam”. Từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đa
dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt
Nam” với mục tiêu nhằm cung cấp những dữ liệu về thành phần loài, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng
của họ thực vật này ở vùng Nam Bộ.
1.2 Mục đích của đề tài - Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của họ Quao (Bignoniaceae)
ở vùng Nam Bộ - Việt Nam.
- Hoàn thành việc phân loại, thành lập khóa tra cho họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ một cách
có hệ thống làm cơ sở để nghiên cứu họ Quao ở Việt Nam và tiến tới biên soạn Thực vật chí Việt Nam,
cũng như phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu, đào tạo các chuyên ngành có liên quan.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có nguồn gốc tự nhiên hiện diện
trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam, trên cơ sở các tư liệu, các tiêu bản khô, các ảnh chụp và các mẫu
tươi sống được thu thập thông qua các chuyến khảo cứu thực địa.
Phạm vi nghiên cứu là các rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển ở phần đất liền Nam Bộ - Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiển
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu toàn bộ các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở
Việt Nam và biên soạn Thực vật Chí Việt Nam về họ thực vật này.
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu về họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ, giúp các
nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên.
Kết quả của đề tài là tài liệu cơ bản về phân loại họ Quao ở vùng Nam Bộ và Việt Nam, góp phần bổ
sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại học thực vật.
Kết quả của đề tài là cơ sở phục vụ cho các ngành khoa học ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, y dược, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,…
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh học, sinh thái và phân bố của họ Quao (Bignoniaceae) ở
vùng Nam Bộ, Việt Nam.
Có 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc họ Quao được mô tả đặc điểm và giá trị sử dụng. Tất cả các loài
đều được minh họa bằng hình ảnh.
Đã bổ sung cho hệ thực vật Nam Bộ 2 loài, đồng thời ghi nhận được 3 loài thuộc họ Quao có giá trị
bảo tồn theo thang đánh của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế gới (IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam
(2007).
1.6 Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài bao gồm:
- Chương 1 - Mở đầu
- Chương 2 - Tổng quan tư liệu
- Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 - Kết quả và thảo luận
- Chương 5 - Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các công trình công bố của tác giả
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16