Mã tài liệu: 300757
Số trang: 128
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,014 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MS: LVHH-PPDH024
SỐ TRANG: 128
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làm thế nào để chúng ta thiết kế các bài dạy thực tế hơn, thận trọng hơn nhằm giúp học sinh hiểu
bài hơn? Làm thế nào chúng ta có thể tập hợp nhiều kiến thức và trình bày, thể hiện sao cho kích thích
được hứng thú của học sinh? Chìa khoá ở đây là xây dựng bài dạy dựa trên những câu hỏi dẫn dắt kiến
thức hơn là chỉ trình bày những vấn đề thuần tuý trong sách giáo khoa. Cách làm này nhằm giúp cho
học sinh thật sự bị lôi cuốn vào việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi và đó là lúc các em cảm thấy thích
thú vào vi ệc học. Khi câu hỏi giúp học sinh nhận ra được mối liên hệ giữa môn học với đời sống của
bản thân, đó là lúc việc học trở nên có ý nghĩa. Chúng ta có thể giúp học sinh trở thành những người có
động cơ và tự định hướng thông qua việc đặt những câu hỏi. Bộ câu hỏi định hướng bài học theo
chương trình dạy học Intel là một trong những bộ câu hỏi có nhiều ưu điểm. Nó gồm các câu hỏi khái
quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung hướng dẫn việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn đồng thời phát
triển được tư duy của học sinh ở cấp độ cao.
Có thể nói việc sử dụng câu hỏi trong những giờ lên lớp là công việc thường xuyên và là một công
cụ dạy học đắc lực cho giáo viên. Trên thực tế rất nhiều giáo viên chỉ thiết kế hệ thống câu hỏi một
cách cảm tính, nhiều bài dạy không có những câu hỏi định hướng. Chính vì thế mà các hoạt động trong
một giờ học không gắn kết được với nhau làm cho việc hiểu bài của học sinh bị hạn chế. Thiếu những
câu hỏi định hướng bài học sẽ dễ dàng rơi vào việc trình bày hời hợt, nông cạn và ngoài chủ đích.
Tuy nhiên để thiết kế một bài dạy dựa trên nhưng câu hỏi dẫn dắt kiến thức cũng như là các câu hỏi
kích thích được tư duy của học sinh nhằm lôi cuốn họ một cách tích cực vào các hoạt động dạy học là
công việc đòi hỏi người giáo viên phải có những kiến thức về việc sử dụng câu hỏi dạy học nói chung
và bộ câu hỏi định hướng bài học nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng hệ thống
câu hỏi định hướng bài học là một việc rất khả thi và có thể đạt được hiệu quả cao. Từ những lí do trên
tôi đã chọn đề tài “Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 trung học phổ thông chương trình
nâng cao” với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học ở
các trường phổ thông hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi và thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học môn hoá học
chương Oxi lớp 10 chương trình nâng cao.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về việc sử dụng câu hỏi trong dạy học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi ở trường trung học phổ thông. Tổng kết
kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học qua việc tham khảo ý kiến của các GV dạy học lâu
năm.
- Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.
- Vận dụng để thiết kế giáo án các bài học chương Oxi hóa học 10 (chương trình nâng cao).
- Đề xuất các biện pháp nâng cao tính khả thi của việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm
phát huy tính tích c ực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học hoá học lớp 10 chương trình nâng
cao.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng bài
học đã được thiết kế.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương Oxi lớp
10 (chương trình nâng cao).
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hoá học ở lớp 10 trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung dạy học: Hoá học lớp 10 chương trình nâng cao.
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại Đồng Nai, Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 8/2008- 9/2009.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng tốt bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hoá học sẽ tạo được hứng
thú, phát huy tính tích c ực của học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học ở trường phổ
thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá.
- Phương pháp xây dựng giả thuyết.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Các phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Quan sát.
- Trò chuyện, phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, các em học sinh.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
Thực nghiệm sư phạm.
Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Xây dựng nguyên tắc thiết kế bộ câu hỏi trong dạy học.
- Thiết kế quy trình xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.
- Vận dụng thiết kế bộ câu hỏi và xây dựng các giáo án chương Oxi lớp 10 chương trình nâng cao.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 200
👁 Lượt xem: 1304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 181
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 16