Mã tài liệu: 135849
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Động lực học
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu, ... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15o so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.
Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng, ... Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghĩa về vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các toà nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy , khách sạn ..., tuy số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để phục vụ việc đi lại trong toà nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực.
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người, vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.
Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, hoặc cabin lên xuống được thì chưa đủ điều kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ cac thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện, bộ hãm bảo hiểm, công tắc an toàn của cabin ... với từng yêu cầu của loại thang và mức độ yêu cầu của nó.
2. Lịch sử phát triển thang máy
Cuối thế kỷ19, trên thế giới chỉ có một vài hãng thang máy ra đời như OTIS (Mỹ), Schindler (Thụy Sỹ). Chiếc thang máy đầu tiên đã được chế tạo và đưa vào sử dụng của hãng thang máy OTIS năm 1853. đến năm 1874, hãng thang máy Schindler cũng đã chế tạo thành công những thang máy khác. Lúc đầu bộ tời kéo chỉ có một tốc độ, cabin có kết cấu đơn giản, cửa tầng đóng mở bằng tay, tốc độ di chuyển cabin thấp.
Đến thế kỷ thứ 20, có nhiều hãng thang máy ra đời như KONE (Phần Lan), MISUBISHI, NIPON ELEVATOR, ... (Nhật Bản), THYSEN (Đức) ... đã chế tạo các loại thang máy có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn và êm hơn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về thang máy
Chương 2 : Tính toán thiết kế động học thang máy
Chương 3: Tính động lực học
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1210
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 1417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 3891
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 824
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem