Mã tài liệu: 287720
Số trang: 8
Định dạng: zip
Dung lượng file: 47 Kb
Chuyên mục: Địa lý
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 6.025 km2.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có chung đường biên giới 63 km từ đèo Bình Đê, điểm cực Bắc với tọa độ: 14o42' Bắc, 108o56' Đông; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, có chung đường biên giới 59 km, điểm cực Nam với tọa độ: 13o31' Bắc, 108o57' Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có chung đường biên giới 130 km , điểm cực Tây với tọa độ: 14o27' Bắc, 108o27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, có điểm cực Đông ở xã Nhơn Châu ( Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13o36' Bắc, 109o21' Đông.
2. Vai trò chiến lược của vị trí địa lý tỉnh Bình Định
Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nước; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi - nơi có khu công nghiệp Dung Quất; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch dịch vụ; phía Tây giáp Tây Nguyên- giàu tiềm năng thiên nhiên cần được khai thác. Với vị trí địa lý đặc biệt đó nên Bình Định có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên. Hệ thống đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt cùng với đường 19 lên Tây Nguyên và cảng biển nước sâu Quy Nhơn - Nhơn Hội tạo thành huyết mạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định, miền Trung và Tây Nguyên, cũng như khu vực tiểu vùng sông Mê Kông bởi trục đường hành lang Đông- Tây: Quy Nhơn - Kon Tum - Aptopo - Bắc Xế - Ubon Rat Cha Tha Ni, trục hành lang này có chiều dài khoảng 770km; mặt khác từ Quy Nhơn lên đường 19 đến Kon Tum và theo đường 14 rẽ về phía Nam đến Stung Ố Treng (Campuchia).
II. SƠ LƯỢC HOÀN CẢNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1. Địa hình
Do ảnh hưởng của rìa phía Đông cao Nguyên Kon Tum, nên địa hình toàn tỉnh có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá cao (khoảng 1.000 m). Độ cao trung bình so với mặt biển là 700 m. Bề mặt địa hình thường có dạng núi cao xen lẫn thung lũng, đồng bằng lòng chảo và đầm phá ven biển.
Ảnh hưởng của phát triển kiến tạo địa chất và khí hậu đã dẫn đến tính đa dạng và phức tạp của địa hình toàn tỉnh như ngày nay. Về mặt trắc lượng hình thái có thể phân chia địa hình trong tỉnh ra thành 5 dạng chính: Địa hình núi, địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng, địa hình đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven biển và địa hình thềm lục địa.
- Vùng núi chiếm hai phần ba diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn ( huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao từ 700 - 1000m. Các dãy núi liên kết với nhau chạy theo hướng Bắc - Nam. Đặc điểm của núi ở khu vực này có sườn dốc đứng, đỉnh nhọn, chúng thường bị chia cắt bởi nhiều đường phân thủy. Với góc độ sơn văn có dạng tia phức tạp. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này cùng với các điều kiện thủy văn đã dẫn đến sự hình thành dạng bờ biển có nhiều đầm phá.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 956
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 17