Mã tài liệu: 238634
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 5,192 Kb
Chuyên mục: Địa lý
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .2
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG MÃ LAY–THỔ CHU .4
I.1 : Vị trí địa lí và lịch sử nghiên cứu .4
I.2 : Đặc điểm địa tầng .8
I.3 : Đặc điểm kiến tạo .13
I.4 : Lịch sử phát triển địa chất .15
I.5 : Tiềm năng dầu khí 19
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG ĐỊA VẬT LÍ GIẾNG KHOAN CỦA CẤU TẠO A BỒN TRŨNG MÃ LAY – THỔ CHU . 23
II.1 : Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu .23
II.2 : Đặc điểm môi trường trầm tích qua đường cong địa vật lí 29
KẾT LUẬN .38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu môi trường trầm tích là một công tác quan trọng trong lĩnh vực dầu khí. Vì ứng với mỗi môi trường, các lớp đất đá khác nhau sẽ được tạo thành, để rồi tạo thành các tầng sinh, chứa, chắn dầu khí. Trong nghiên cứu đá chứa, chỉ có việc tái lập môi trường trầm tích mới có thể đưa ra những mô hình về sự phát triển các tướng đá qua đó xác định được đặc điểm thạch học của nó, cho phép dự đoán sự hiện diện, bản chất, tầm quan trọng và sự phân bố của tầng chứa. Những thông tin này rất quan trọng trong đánh giá điều kiện tích tụ và tiềm năng dầu khí của một khu vực, nhằm xác định vị trí tối ưu các giếng khoan thăm dò, khai thác hoặc bơm ép.
Tài liệu địa vật lí giếng khoan đã đem lại một lượng thông tin rât lớn, giúp ta định hướng khoanh vùng những khu vực có triển vọng, đánh giá các tiềm năng sinh, chứa, chắn, xác định thành phần thạch học, môi trường cổ địa chất của tất cả các đối tượng nằm dọc theo lát cắt giếng khoan, bao gồm cả các tầng sinh, chứa, chắn. Phương pháp địa vật lí giếng khoan là một trong những phương pháp chủ yếu trong tìm kiếm thăm dò dầu khí. Nhưng để có được độ chính xác cao cần kết hợp với các phương pháp khác như phân tích mẫu lõi, thạch học, cổ sinh, địa tầng và phải được tiến hành ở nhiều giếng khoan, nhiều khu vực khác nhau để nhận diện tướng đá.
Khoá luận này gồm hai phần. Phần một giới thiệu sơ lược về đặc điểm địa chất bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu. Phần hai nghiên cứu về môi trường trầm tích tầng Miocene sớm qua đường cong địa vật lí giếng khoan của cấu tạo A bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu .
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện khoá luận tốt nghịêp có hạn, nên chắc chắn trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong sẽ nhận được những nhận xét góp ý chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn thầy quý thầy cô trong khoa Địa chất đã trang bị vốn kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Cô Trần Thị Kim Phượng, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17